Thế giới hơn 115 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có 2,5 triệu người đã chết

04/03/2021 09:00 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, cập nhật đến 8 h sáng 4/3 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 115.743.688 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.570.380 ca tử vong.

Dịch Covid-19: Cập nhật tình hình dịch bệnh sáng 2/3

Dịch Covid-19: Cập nhật tình hình dịch bệnh sáng 2/3

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h sáng 2/3 theo giờ Việt Nam, toàn thế giới ghi nhận 114,97 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó 2,54 triệu người đã không qua khỏi.

Trong 24 giờ qua, số ca tử vong mới được ghi nhận trên toàn thế giới là 10.425 ca. Tính đến nay, số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 91.213.320 người.              

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 29.452.886 ca nhiễm,  trong đó có 531.466 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, số ca tử vong tại nước này là 2.164. Tiếp đó là Ấn Độ với 11.156.748 ca mắc COVID-19, trong đó 157.471 ca tử vong. Sau nhiều ngày số ca nhiễm mới tính theo ngày giảm xuống mức trên dưới 10.000, 24 giờ qua, số ca mắc mới tăng lên 17.425/ngày.

  

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Manaus, bang Amazon, Brazil ngày 14/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Brazil ở vị trí thứ 3 với 10.722.221 ca nhiễm, trong đó có 259.402 ca tử vong. Trong vòng 24 giờ qua, số ca mắc mới theo ngày là 74.376 và số ca tử vong là 1.840 ca, mức cao nhất từ trước tới nay. Hiện Brazil đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm dịch bệnh mới trong khi các hệ thống y tế đều đang đứng trước nguy cơ quá tải.     

Tuy nhiên, tính theo khu vực hiện châu Âu đứng đầu thế giới, với 34.489.278 ca mắc COVID-19, trong đó ghi nhận 823.542 ca tử vong. Pháp và Italy vẫn là những nước có số ca mắc mới theo ngày cao nhất với lần lượt là 26.788 và 20.884 ca. Tiếp theo là Bắc Mỹ với 33.794.388 ca nhiễm, trong đó có 767.392 ca tử vong. Châu Á đứng thứ ba với 25.231.005 ca nhiễm và 400.673 ca tử vong.              

Mặc dù số ca nhiễm mới vẫn ở mức cao, một số nước châu Âu đang cân nhắc nới lỏng hoặc mở cửa một số dịch vụ. Anh thông báo muốn khôi phục hoạt động hàng không sau ngày 17/5. Tuy nhiên, việc tái khởi động hoạt động đi lại bằng đường hàng không sau thời gian phong tỏa do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cần được các nước phối hợp thực hiện đồng bộ và Chính phủ Anh hy vọng người dân nước này sẽ được đi nghỉ trong thời gian sớm nhất có thể, sau ngày 17/5. Đây là ý kiến của Bộ trưởng Hàng không Anh Robert Courts đưa ra tại cuộc họp của ủy ban quốc hội nước này ngày 3/3.     

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở London, Anh, ngày 8/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Bộ trưởng Courts, sẽ không có hoạt động du lịch nào tại Anh trước ngày 17/5 và nước này sẽ xem xét nối lại hoạt động đi lại bằng đường hàng không sau thời điểm trên.              

Trong khi đó, chính quyền trung ương và các bang của Đức ngày 3/3 nhất trí kéo dài phần lớn lệnh phong tỏa hiện nay cho đến này 28/3, bên cạnh đó cũng nhất trí về lộ trình từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế hiện nay. Tại cuộc họp trực tuyến ngày 3/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ hiến các bang nhất trí bắt đầu nới lỏng một số biện pháp từ ngày 8/3 tới.

Theo đó, việc gặp gỡ giữa người thân, bạn bè sẽ được mở rộng, cho phép gặp gỡ tối đa 5 người trong hai gia đình, không tính trẻ em dưới 14 tuổi. Khi các quận/huyện có chỉ số trung bình 7 ngày/100.000 dân dưới 35 sẽ được mở rộng hơn nữa (cho phép gặp gỡ tối đa 10 người trong 3 hộ gia đình), nhưng khi chỉ số này vượt quá 100 trong 3 ngày liên tiếp thì sẽ khôi phục trở lại quy định nghiêm ngặt hiện nay, như việc chỉ cho một hộ gia đình gặp gỡ thêm 1 người ngoài. Chính quyền trung ương và địa phương cũng nhất trí mở rộng các cơ sở tiêm chủng tới cả các phòng khám từ đầu tháng 4. Ngoài ra, việc xét nghiệm nhanh miễn phí cũng sẽ được bắt đầu triển khai từ đầu tuần tới.              

Cùng ngày, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) cảnh báo tình hình dịch bệnh COVID-19 với diễn biến phức tạp tại Mỹ Latinh có nguy cơ làm xuất hiện thêm nhiều biến thể mới nguy hiểm hơn của virus SARS-CoV-2 nếu không đẩy nhanh việc cung cấp vaccine ngừa dịch bệnh cho khu vực này.               

Giám đốc PAHO Clarissa Etienne khẳng định thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu vaccine ngừa COVID-19 trong phần lớn năm 2021 và lượng vaccine sẵn có hiện đang không được phân phối đồng đều. Quan chức PAHO cho rằng, các quốc gia giàu có đã bắt đầu triển khai tiêm phòng, trong khi nhiều nước khác vẫn chưa nhận được liều nào. Bà Etienne lưu ý, “chừng nào dịch COVID-19 vẫn còn tồn tại ở một phần của thế giới, phần còn lại sẽ không bao giờ được an toàn”.

Bên cạnh đó, Giám đốc PAHO cho hay, trong tuần này Colombia đã trở thành nước đầu tiên trong khu vực Mỹ Latinh nhận được một lô vaccine của hãng dược Pfizer theo cơ chế Covax của Tổ chức y tế thế giới (WHO). Dự kiến, trong tuần tới đây Peru sẽ là nước Mỹ Latinh thứ 2 được tiếp nhận vaccine từ cơ chế này, tiếp theo đó sẽ là El Salvador và Bolivia.              

Theo số liệu của PAHO, tới nay đã có khoảng 93 triệu người được chủng ngừa COVID-19 tại Mỹ Latinh. Theo kế hoạch, từ nay đến tháng 5/2021, khu vực này sẽ được tiếp nhận tổng cộng 28,7 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ cơ chế COVAX.

                              Phương Hoa/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link