EURO 2020 là con dao hai lưỡi đối với các cầu thủ gốc Phi

12/05/2021 15:04 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - EURO 2020, dự kiến ​​bắt đầu vào ngày 11/6, sẽ diễn ra khi châu Âu đang phải vật lộn với các vấn đề xã hội, kinh tế và sức khỏe cộng đồng - trong số đó có Brexit, Covid-19, người tị nạn, phân biệt chủng tộc và nhập cư. Một vấn đề nhức nhối rất cần được nhắc đến là vấn đề chủng tộc và phân biệt chủng tộc.

Những điều chưa biết về bài hát chính thức của EURO

Những điều chưa biết về bài hát chính thức của EURO

Dublin sẽ không tổ chức các trận đấu theo kế hoạch của EURO 2020 và đội tuyển Ireland cũng không gặp may khi thất bại ở vòng loại nhưng bù lại, vẫn sẽ có một số người Ireland tham gia vào ngày hội bóng đá châu Âu.

Như đã biết, kể từ giữa năm 2020, các cầu thủ ở một số giải đấu đã quỳ gối để thể hiện lập trường chống lại nạn phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, các vụ phân biệt chủng tộc đối với các cầu thủ da màu qua mạng xã hội cũng đang gia tăng.

Chủ nghĩa dân tộc và niềm tự hào dân tộc

Điều đáng nói là bất chấp sự gia tăng của các vụ phân biệt chủng tộc và quan điểm cực đoan từ các chính trị gia, các đội bóng châu Âu đang ngày càng trở nên đa chủng tộc và phần nào phản ánh sự đa dạng dân số của các quốc gia. Vì vậy, những cầu thủ có nguồn gốc khác nhau có thể trở thành tâm điểm cho các cuộc thảo luận về chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc và bản sắc dân tộc ở các quốc gia mà họ đại diện. Riêng đối với các cầu thủ gốc Phi đại diện cho các đội tuyển châu Âu, EURO 2020 sẽ là một con dao hai lưỡi. Nói vậy bởi đây là cơ hội để góp phần chấp nhận sự đa văn hóa ở châu Âu, đặc biệt khi họ giành chiến thắng, nhưng cũng là rủi ro khiến họ bị lăng mạ nếu như thất bại.

Đối với chủ nhà cũng như các quốc gia tham dự, một sự kiện lớn về bản chất sẽ khơi dậy những cảm xúc như lòng tự hào dân tộc, bản sắc và tinh thần dân tộc. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các sự kiện bóng đá tương tự trước đây - chẳng hạn như World Cup - đã định hình thái độ xung quanh bản sắc dân tộc ở các quốc gia đăng cai.

Tuy nhiên, thái độ dân tộc trở nên phức tạp hơn khi các đội tuyển châu Âu tiếp tục đa dạng hóa về đại diện chủng tộc. Nói cách khác, có ít đội châu Âu hơn những năm trước chỉ có cầu thủ da trắng.

Chú thích ảnh
Romelu Lukaku, tiền đạo người gốc Congo của đội tuyển Bỉ

Một sự kiện chẳng hạn như EURO 2020 có thể tạo ra cho người xem trải nghiệm chung cho phép họ cảm thấy được kết nối với ĐTQG và quốc gia nói chung. Rõ ràng là mức độ mà công dân nói chung của một quốc gia có thể cảm thấy được kết nối với đội tuyển quốc gia và quốc gia có thể khác nhau đối với các nhóm đối tượng dân tộc khác nhau vì mối liên hệ đó bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, một trong số đó là tổ tiên hoặc dân tộc của một người. Đối với các cầu thủ gốc Phi, cảm giác kết nối có thể bị tổn hại bởi sự bất bình đẳng có hệ thống và sự tiếp nhận tiêu cực thường xuyên khi ở trên sân và trong các cuộc nói chuyện trước công chúng.

Các cầu thủ châu Phi di cư sang châu Âu

Các đội bóng đa chủng tộc sẽ xuất hiện tại EURO 2020 đều phát triển từ cuộc di cư rộng lớn của các tài năng thể thao từ châu Phi sang châu Âu trong nhiều năm.

Các CLB và quốc gia châu Âu sử dụng vị thế kinh tế hùng mạnh của mình để đưa ra các điều khoản mà họ tiến hành giao dịch lao động bóng đá với các quốc gia châu Phi.

Do tình hình tài chính bấp bênh của bóng đá ở châu Phi, các CLB thấy mình ở thế phụ thuộc vào giao dịch. Điều này khiến bóng đá châu Phi sa sút và kém phát triển.

Việc để mất những cầu thủ tài năng nhất của châu Phi cho các giải đấu châu Âu và trong một số trường hợp là các đội tuyển quốc gia có thể được coi là hành động khai thác hậu thuộc địa đang diễn ra. Ydnekatchew Tessema, Chủ tịch LĐBĐ châu Phi từ năm 1972 đến năm 1987, từng chỉ trích về việc xuất khẩu cầu thủ châu Phi và đã đưa ra dự báo: “Khi các quốc gia giàu có lấy đi của chúng ta, cũng bằng cách nhập tịch, những nhân tố tốt nhất của chúng ta, chúng ta không nên mong đợi bất kì hành vi hào hiệp nào từ phía họ sẽ giúp ích cho bóng đá châu Phi”.

Con dao hai lưỡi

Phân tích về World Cup 2018 tại Nga cho thấy, sự hiện diện lớn của các cầu thủ châu Phi (da màu và Arab) trong các đội hàng đầu châu Âu. Trong 4 đội vào bán kết, chỉ có Croatia là 100% da trắng, trong khi Pháp (63% da trắng), Bỉ (31% da trắng) và Anh (37% da trắng) có số lượng trẻ em nhập cư cao.

Chú thích ảnh
Khá nhiều cầu thủ đội tuyển Pháp là người gốc Phi

Sự nổi bật ngày càng tăng của các cầu thủ châu Phi mang đến những điều tích cực và tiêu cực. Một mặt, chất lượng của các đội tuyển quốc gia được cải thiện và các chính trị gia cũng như người dân tự hào về tình trạng đa văn hóa của họ. Các đội tuyển quốc gia dường như thu hút sự ủng hộ giữa các nhóm chủng tộc khi đội đó giành chiến thắng. Các nhóm thiểu số cảm thấy được đánh giá cao hơn và được nhắc đến, điều này giúp nâng cao cảm giác thân thuộc của họ ở quốc gia chấp nhận họ. Ở cấp độ chính trị, đó là ý thức đoàn kết quốc gia.

Mặt khác, những người chơi thiểu số cũng cảm thấy bị lợi dụng và bị phân biệt chủng tộc khi đội thi đấu kém. Theo một nghiên cứu, các cầu thủ người Pháp gốc Phi phải đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt hơn khi đội bóng thi đấu không tốt. Theo lời tiền đạo đang khoác áo Inter Milan có cha mẹ là người Congo, Romelu Lukaku thì “Khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp… họ gọi tôi là Romelu Lukaku, tiền đạo người Bỉ. Khi mọi thứ không suôn sẻ, họ gọi tôi là Romelu Lukaku, tiền đạo người Bỉ gốc Congo”.

Lukaku không phải là trường hợp cá biệt. Ở Pháp, Zinedine Zidane, người có gia đình đến từ Algeria, không thực sự được coi là người Pháp cho đến khi anh được chụp ảnh khi hát La Marseillaise - bài quốc ca - với đôi mắt ngấn lệ sau khi dẫn dắt Les Bleus giành chức vô địch thế giới vào năm 1998.

Nhiều cầu thủ da màu nhập tịch cũng phải đối mặt với tình thế khó xử đặc biệt này. Khi họ chơi tốt, họ là một trong số “họ”, nhưng khi hiệu suất giảm sút, họ “không phải là một trong số chúng tôi”.

Rõ ràng, bản chất xuyên quốc gia của EURO 2020, trong kỉ nguyên toàn cầu hóa và là năm kỷ niệm, là thời điểm lí tưởng để đưa ra viễn cảnh cuộc tranh giành tài năng bóng đá châu Phi sẽ được phơi bày - và thừa nhận những thách thức mà những cầu thủ này đã vượt qua trong suốt chặng đường.

Trọng tâm của UEFA trong tuần này là phải làm gì với trận chung kết Champions League trong bối cảnh chính phủ Anh đề nghị chuyển trận đấu toàn Anh giữa Chelsea và Man City từ Istanbul, Thổ Nhĩ Kì về Anh.

Trước đó, UEFA cũng đã phải giải quyết những khó khăn tương tự xung quanh EURO vốn sẽ diễn ra tại 11 thành phố, trong đó có trận chung kết ở London vào ngày 11/7. Theo kế hoạch ban đầu, Dublin dự kiến ​​là chủ nhà thứ 12 nhưng thành phố này đã bị loại vào tháng 4 sau khi chính quyền Ireland từ chối đảm bảo về số lượng khán giả tối thiểu tham dự các trận đấu là 25% sức chứa của sân. Do vậy, các trận đấu ở sân Aviva đã được chuyển đến Saint Petersburg (Nga) và London, trong khi Bilbao bị loại vì lí do tương tự, nhưng Tây Ban Nha vẫn sẽ tổ chức 4 trận đấu do có Seville thay thế.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link