Tennis: Australian Open trong bão lửa

12/01/2020 11:26 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Những tưởng khi năm mới đến, thế giới thể thao hướng về Australia với sự chờ đợi từ giải Grand Slam đầu tiên trong năm, giờ thì tất cả đều quan tâm đến thảm họa cháy rừng đang diễn ra tại đây.

Tennis: Chờ đợi những dấu mốc trong năm 2020

Tennis: Chờ đợi những dấu mốc trong năm 2020

Sẽ rất nhanh thôi, Australian Open mở đầu cho mùa giải 2020 của quần vợt. Tuy vậy, đây là năm mà tất cả đang chờ đợi những dấu mốc mới có thể được thiết lập.

Và có lẽ, thay vì đặt câu hỏi về việc có nên tiếp tục tổ chức Australian Open hay đưa các trận đấu vào sân có mái che, hành động đầu tiên của các cây vợt là chia sẻ, hỗ trợ cho nước chủ nhà giải đấu.

Hoãn giải đấu?

Như đã thấy, trong nhiều tháng qua, các vụ cháy rừng đã tàn phá nhà cửa và động vật hoang dã trên khắp Australia, khiến 24 người thiệt mạng. Chất lượng không khí ở nước này cũng trở nên tồi tệ hơn, với thủ đô Canberra hiện là một trong những nơi ô nhiễm nhất thế giới.

Trước một thảm họa như thế, thử hỏi giải Australian Open, dự kiến bắt đầu vào ngày 20/1, còn có ý nghĩa gì? Đó là chưa kể Melbourne, nơi tổ chức Australian Open, sẽ phải chứng kiến những đám khói bốc lên từ các đám cháy ở các bang phía Đông Nam Victoria và New South Wales trong suốt giải đấu.

Trong một loạt các thông báo đăng trên Twitter hôm thứ Ba vừa qua, Ban tổ chức Australian Open cho biết, giải đấu vẫn sẽ diễn ra như kế hoạch, trong khi đương kim vô địch Novak Djokovic cho rằng, việc hoãn giải đấu cần phải được xem xét trước những hậu quả khủng khiếp do cháy rừng gây ra.

"Trong trường hợp điều kiện khói lan dày đặc, các mái che sẽ được đóng trên 3 sân và các cây vợt vẫn có thể thi đấu trong môi trường máy lạnh, được lọc không khí", tài khoản Twitter chính thức của Australian Open cho biết.

"Nếu khói xâm nhập vào 3 sân, hệ thống điều hòa sẽ lọc ra".

3 trong số các sân thi đấu của Australian Open nằm tại Melbourne Park - Rod Laver Arena, Margaret Court Arena và Melbourne Arena - đều có mái che có thể thu vào trong trường hợp trời mưa hoặc nắng nóng. Đây cũng là nơi có Trung tâm quần vợt quốc gia với 8 sân trong nhà có thể được lựa chọn tổ chức Australia Open nếu chất lượng không khí quá tồi tệ.

Chú thích ảnh
Australian Open 2020 có thể sẽ phải thi đấu trong nhà

Djokovic, chủ tịch Hội đồng cây vợt ATP, đã nói: "Tôi biết ở Trung Quốc, điều kiện thi đấu cũng rất khó khăn do chất lượng không khí nhưng đây là một điều khác biệt - tôi chưa bao giờ trải qua điều này trước đây.

"Hoãn giải đấu có lẽ là lựa chọn rất, rất cuối cùng. Nếu tình hình ảnh hưởng đến sức khỏe của các cây vợt, chúng ta cần phải cân nhắc".

Chung tay hỗ trợ

Thực ra thì giải Grand Slam đầu tiên trong năm không xa lạ gì với thời tiết khắc nghiệt. Nhiệt độ thường tăng vọt trên 40 độ C trong suốt hai tuần giải diễn ra và dự kiến năm nay cũng vậy khi Australia gần tới thời điểm nóng nhất trong năm.

Việc khắc phục nhiệt độ cực đoan đã được áp dụng trong một số năm và năm 2019, một thang đo nhiệt độ đã được đưa ra để giúp đo điều kiện thời tiết nóng một cách toàn diện hơn.

"Đánh giá khả năng bị gián đoạn do khói giống như cách chúng ta đối mặt với cái nóng và mưa", người đứng đầu Liên đoàn quần vợt Australia Open là Craig Tiley cho biết. "Chúng tôi có các chuyên gia phân tích tất cả dữ liệu đặc thù trong khu vực của chúng tôi và thường xuyên tham khảo ý kiến ​​với các quan chức giải đấu. Trong tình hình nóng và khói còn có thêm các chuyên gia y tế".

Về phía các cây vợt, phản ứng quen thuộc với các vụ cháy rừng là kêu gọi sự ủng hộ. Cây vợt nước chủ nhà Nick Kyrgios khởi động chiến dịch gây quỹ từ tuần trước khi cam kết dành 140 USD cho mỗi cú ace mà anh đạt được tại các giải đấu sắp tới. Một số cây vợt khác đều tham gia với những đề nghị hỗ trợ tài chính của riêng họ. Chẳng hạn như Maria Sharapova đã dành tặng 17.400 USD, bằng con số với Djokovic, trong khi số 1 thế giới Ashleigh Barty đề nghị dành tặng toàn bộ số tiền thưởng của cô từ giải Brisbane International.

Chú thích ảnh
Bản đồ cháy rừng ở Australia

"Quần vợt là một môn thể thao, là môn thể thao mà chúng tôi thi đấu nhưng chắc chắn có rất nhiều điều lớn hơn thế đang diễn ra ở Australia mà chúng tôi cần phải thực hiện", Barty, người cũng đã quyên góp 20.850 USD cho RSPCA để hỗ trợ động vật hoang dã bị ảnh hưởng bởi vụ cháy vào cuối năm ngoái.

"Điều này có nghĩa là nếu chúng tôi bị hoãn một hoặc hai ngày (tại Australian Open)... thì thực sự không có vấn đề gì. Vấn đề là người Australia an toàn và chúng tôi giải quyết được những vấn đề lớn hơn".

Nên nói thêm là giải Canberra International, diễn ra vào hồi đầu tuần, đã được di dời 600km từ thủ đô đến thành phố Bendigo do chất lượng không khí, và quần vợt cũng không phải là môn thể thao duy nhất bị ảnh hưởng.

Đội bóng bầu dục Brumbies đã chuyển địa điểm tập luyện của họ từ Canberra đến Newcastle vì điều kiện không khí tồi tệ. Hay một trận đấu của giải cricket Big Bash League ở thủ đô đã bị hủy bỏ vì khói mù trong tháng 12/2019 và các golf thủ đã phàn nàn về những cơn ho và mắt bị bỏng khi thi đấu tại giải Australian Open ở Sydney, nơi golfer Ryan Chisnall của New Zealand thậm chí đã mượn mặt nạ từ khán giả để phòng bệnh hen suyễn của anh.

Hiện chính phủ Australia đã khuyến cáo các cá nhân nên tự bảo vệ mình khỏi khói bụi bằng cách ở trong nhà, đón kín cửa sổ và cửa đi cũng như tránh các hoạt động thể chất.

Có điều, đây không phải là lựa chọn của thế giới quần vợt.

Serena, Federer, và Nadal thi đấu từ thiện

Một số cây vợt hàng đầu, trong đó có Serena Williams, Roger Federer và Rafael Nadal đã đồng ý thi đấu biểu diễn nhằm quyên góp tiền giúp đỡ người dân Australia. Cùng với họ còn có các cây vợt như Naomi Osaka, Caroline Wozniacki, Nick Kyrgios và Stefanos Tsitsipas.

Dự kiến các trận đấu này sẽ diễn ra ở sân Rod Laver Arena tại Melbourne Park vào ngày 15/1 tới. Trong khi đó, ban tổ chức cũng sẽ dành toàn bộ tiền vé hỗ trợ các hoạt động chữa cháy rừng.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link