18/05/2015 14:44 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Những người di cư trái phép mắc kẹt trên một con tàu tại vùng biển Indonesia suốt 4 tháng trời đã đâm chém, treo cổ và ném nhau ra khỏi tàu, trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm giành lấy chút thực phẩm cuối cùng còn sót lại.
Một số người sống sót từ con tàu này đã may mắn lên được đất liền Indonesia vào cuối tuần trước. Họ đã thuật lại những điều khủng khiếp khi còn ở trên tàu.
Các nhân chứng khác nhau cho biết có khoảng từ 7 tới 100 người đã chết trong các vụ ẩu đả giữa người di cư đến từ Myanmar và Bangladesh có mặt trên tàu.
Các nhân viên y tế Indonesia đang chữa trị cho một người di cư Bangladesh
Mahmud Rafiq, 21 tuổi, một người đàn ông tới từ Myanmar, đổ lỗi cuộc tấn công cho người Bangladesh. Anh nói rằng người Bangladesh từ chối giao chỗ thực phẩm còn lại cho phụ nữ và trẻ em. "Sau đó, họ bắt đầu đánh chúng tôi và chiếm lấy số thực phẩm" - anh kể - "Họ đã đẩy rất nhiều người xuống biển. Họ tấn công chúng tôi bằng dao. Tôi đã bị một tấm ván gỗ đập vào đầu và chân".
Mohammad Abdur Rahim, 23 tuổi, người Bangladesh, đổ lỗi cho người Myanmar. Anh cho biết: "Dân Myanmar không cho chúng tôi chút thực phẩm nào, thậm chí cả nước uống nữa, họ tra tấn chúng tôi mỗi ngày".
Một người Myanmar vừa bế con vừa phải cầm chai nước truyền trên tay
Bạo lực nổ ra trên chiếc thuyền chở khoảng 700 người di cư, sau khi hải quân Indonesia và Malaysia từ chối cho nó cập bến. Cuối cùng, con thuyền tới một vùng biển Indonesia, nơi những hành khách may mắn được các ngư dân địa phương cứu giúp.
Trung tá Sunarya, một cảnh sát địa phương Indonesia xác nhận: "Họ giết hại lẫn nhau, một số người bị đã ném xuống biển".
Iqbal Foriza, bác sĩ điều trị cho những người tị nạn nói thêm: "Họ đã lênh đênh trên biển suốt 4 tháng, không có thức ăn, không thực phẩm sạch, không có giường, khiến một số người bị mất nước, và dẫn đến chấn thương".
Một người dân tỉnh Aceh (phải) tới hỏi thăm những người Bangladesh may mắn thoát chết
Liên hợp quốc đã kêu gọi các nước Đông Nam Á chấp nhận hàng nghìn người di cư từ Myanmar và Bangladesh. Họ đã bị mắc kẹt trên nhiều con thuyền, sau các chiến dịch cấm nhập cảnh gần đây.
Về phần mình, Malaysia, điểm đến ưa thích của nhiều người di cư, đã kêu gọi Myanmar và Bangladesh ngăn chặn không để dân nước họ tham gia vào làn sóng di cư đang trái phép ngày càng lan rộng này.
Phan Vân Anh
TheoTelegraph
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất