27/06/2016 16:11 GMT+7 | Euro 2020
(Thethaovanhoa.vn) - Cùng nhiều ngành khác, các công nhân vệ sinh môi trường Pháp cũng đang phải đối diện với trận đấu lớn - rác thải tại EURO 2016.
Trước trận đấu giữa Xứ Wales gặp Bắc Ireland, chúng tôi ngồi ngoài sân vận động Công viên các Hoàng tử. Hôm nay trời rất nóng và ngột ngạt. Với CĐV cả hai đội đến từ xứ lạnh, không gì giải nhiệt hợp lý bằng uống bia. Phải nói rằng, họ uống khủng khiếp!
Rất nhiều CĐV ý thức kém, nên thay vì cho vật thể vào các túi đựng rác mà ban tổ chức đã để sẵn, họ thẩy tất cả xuống đường, ở bất cứ vị trí nào.
Chỉ thoáng chốc, cả một dãy phố vốn sạch sẽ và xinh đẹp đã la liệt chai lọ, rác rưởi. Đấy cũng là tình trạng phổ biến nơi diễn ra 54 trận đấu trên 10 sân vận động của nước Pháp. Còn nhớ, tình trạng làm việc quá tải cùng nhiều quyền lợi chưa được đáp ứng như mong muốn đã khiến công nhân vệ sinh môi trường Pháp đã có cuộc đình công trong 5 ngày trước thềm khai mạc EURO, đẩy Paris vào tình trạng, như ngôn ngữ báo chí dùng- chìm ngập trong biển rác.
Hôm nay, chỉ một nhóm hơn chục công nhân dọn “bãi rác” này, quả là một công việc quá nặng nề.
Chúng tôi tự hỏi, trong tình huống xảy ra xung đột xảy giữa hai nhóm cổ động viên thì những chai lọ ngổn ngang như thế này sẽ là thứ vũ khí nguy hiểm khôn lường. Sao giới chức lại dễ dàng để cảnh người bán chất có cồn, và người mua, sử dụng bia rượu được thoải mái nhứ thế?
Đang vô cùng bận rộn nhưng ông Gilleron Reynald, người có trách nhiệm phụ trách nhóm công nhân, vẫn vui vẻ dành cho chúng tôi mấy phút trò chuyện. Theo ông, Công ty vệ sinh môi trường các cấp có trách nhiệm đảm bảo thu dọn tất cả rác vứt ra ở những sân diễn ra bóng đá. Tất cả phải được đảm bảo sạch sẽ trước khi trận đấu kết thúc. Và trong khi trận đấu diễn ra, ở địa điểm Công viên các Hoàng tử, đội của ông gồm 15 công nhân, cộng với nhiều xe chuyên dụng đang làm việc cật lực mới kịp tiến độ. “Trận đấu này, rất nhiều CĐV Anh họ đã uống bia và vứt ra đấy. Chúng tôi chỉ có nửa tiếng đồng hồ phải dọn sạch sẽ để sau trận đấu lại có không gian sạch sẽ để cổ động viên ăn mừng chiến thắng. Anh thông cảm nhé, tôi không có nhiều thời gian vì chúng tôi chỉ có nửa giờ để dọn dẹp khu vực này”.
Như những con ong thợ, các công nhân vệ sinh vẫn làm việc chăm chỉ như không để ý đến xung quanh. Xe chở rác đến và đi liên tục. Trong nhà hàng, bia và thức ăn ngon vẫn được nhiều CĐV thưởng thức cùng bóng đá, mọt sự tương phản rõ nét.
Khi trận đấu sắp kết thúc, con phố đã được nhóm công nhân trả lại sự sạch sẽ và lãng mạn vốn có. Lũ chim bồ câu lại xuống phố ríu rít tìm thức ăn. Chiều đã buông xuống. Tiếng chuông nhà thờ cạnh đó vang lên những tiếng lảnh lót như giục giã mọi người về tổ ấm.
Nhóm công nhân cũng đã xong việc. Người quản lý dặn dò, sau đó cho họ ra về.
Ông Gilleron Reynald cũng hối hả trở về nhà để nhường ca trực cho nhóm khác. Nhìn theo bóng ông và quân của mình nhỏ dần, rồi hòa vào màn đêm, chúng tôi càng hiểu thêm nỗi vất vả của các công nhân vệ sinh, dù ở Pháp hay ở đâu, họ cũng có những đóng góp thầm lặng cho cái đẹp.
Vẫn là nghề ổn định Dù vất vả, nhưng nghề công nhân vệ sinh môi trường vẫn là giấc mơ của nhiều người dân vì cũng là công chức nhà nước, được hưởng mọi chế độ xã hội. Anh chàng da màu Samba Cissoko có vẻ bằng lòng về cái nghiệp của mình: “Tôi không có bằng cấp gì cả. Tôi làm việc 33 giờ mỗi tuần. Nhận lương 1700 euro/ tháng (tương đương 43 triệu đồng). Ngoài ra, mỗi tháng còn được thưởng tối đa 500 euro. Riêng tài xế lái xe chở rác thì mức lương cao hơn, trung bình 2200 euro/ tháng. Theo con số thống kê, năm 2015, số người xin vào ngành này cao gấp 7 lần so với nhu cầu. EURO năm nay dự kiến có 35 triệu khách đến Pháp, nên lực lượng công nhân vệ sinh môi trường càng vất vả. Họ đình công đòi tăng thêm 70 euro/ tháng, tương đương 2 triệu đồng. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất