Thư gửi robot Citizen: 'Quá nhanh, quá nguy hiểm…'

28/11/2020 07:00 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Sophia thân mến!

Huế: Cảnh sát Giao thông hy sinh khi bị xe quá tốc độ đâm trực diện

Huế: Cảnh sát Giao thông hy sinh khi bị xe quá tốc độ đâm trực diện

Trong lúc đang làm nhiệm vụ, anh Võ Duy Khánh (sinh năm 1988), cán bộ Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế bị đối tượng Nguyễn Ngọc Chiến điều khiển xe mô tô tăng tốc độ, đâm ngã.

Tại Việt Nam thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ tài xế điều khiển xe ô tô chạy vượt quá tốc độ quy định trên các tuyến đường cao tốc. Mới cách đây vài ngày, trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, một nam tài xế lái ô tô sang, hiệu BMW, đã chạy với tốc độ "kinh hoàng" 223km/h.

Còn nhớ trong tháng 10 vừa qua, một ô tô con hiệu Mercedes đã vi phạm chạy quá tốc độ tại Km209 trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình. Cụ thể, lái xe đã vi phạm chạy quá tốc độ với 199km/h (quy định là 100km/h).

Trước đó vào ngày 11/4, mạng xã hội lan truyền clip dài 52 giây ghi lại cảnh một tài xế cũng lái ô tô hiệu Mercedes chạy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với vận tốc lên đến 234km/h trong sự cổ vũ của những người ngồi sau…

Những vụ việc trên khiến cho tôi suy nghĩ và lá thư này tôi muốn bàn với cô về chủ đề nhanh và chậm trong cuộc sống hôm nay.

Chú thích ảnh
Chiếc xe BMW chạy trên 200 km/h (cụ thể là 223km/h) trên cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn

Sophia thân mến!

Cùng với “tình yêu”, có lẽ chủ đề “thời gian” là đề tài được bàn luận, tranh cãi mãi không bao giờ hết. Trên thế gian này, thời gian là món quà công bằng nhất của Thượng đế dành cho tất cả mọi người, ai trong chúng ta cũng có đủ 24h một ngày. Thời gian nhanh hay chậm chỉ mang tính tương đối... Nhớ hồi đầu mới nhập ngũ, thời gian huấn luyện tân binh theo luật định là 3 tháng. Nhưng bởi vì cuộc sống xa nhà, học tập và rèn luyện trong quân ngũ vất vả cho nên anh em trong đơn vị ai cũng có cảm giác như hàng năm trời chứ không phải là 90 ngày.

Nhưng chuyện nhanh và chậm rõ nét nhất là khi tham gia giao thông. Ở Việt Nam chúng tôi, do phương tiện cá nhân nhiều cho nên nhiều khi nhanh hay chậm trên các tuyến đường lại phụ thuộc vào sự ngẫu hứng, vào thói quen bốc đồng, tâm lý nôn nóng của các tài xế…Quãng đường di chuyển không thay đổi. Vì muốn rút ngắn thời gian cho riêng mình nên một số người cố tình lái xe chạy quá tốc độ cho phép, hoặc chen lấn, luồn lách để vượt lên trước... Nhanh chẳng biết được bao nhiêu nhưng sự chen lấn khiến cho giao thông trở nênnáo loạn. Nhiều khi vì một người muốn nhanh mà thành ra cả đoàn người bị chậm lại.

Chú thích ảnh
Kết quả đo tốc độ xe Mercedes chạy 199km/h trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình

Trong câu chuyện của tài xế người Thanh Hóa, khi làm việc với cảnh sát giao thông, anh cũng đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình: "Em vội đi ăn cưới, và vì đường đẹp và vắng xe quá nên em không làm chủ được tốc độ”.

Tôi nhớ đến bộ phim “Quá nhanh, quá nguy hiểm” - loạt phim thu hút đông đảo người xem tại Việt Nam nhờ các cảnh hành động, các pha rượt đuổi xe hơi lôi cuốn, gay cấn, dàn diễn viên cá tính. Ở phần cuối mỗi tập phim, các nhà sản xuất thường đưa ra cảnh báo khán giả không nên bắt chước những pha rượt đuổi giống trên phim vì tính chất nguy hiểm của nó.

Sophia thân mến!

Suy cho cùng, trong cuộc sống thời gian vẫn là thứ quý giá nhất. Muốn biết giá trị thật sự của 1 giây thì không gì bằng việc hỏi người vừa thoát khỏi tai nạn hiểm nghèo, đặc biệt là tai nạn giao thông thì sẽ rõ. Có phải không Sophia?

Xin chào cô, hẹn gặp lại thư sau!

Xuân An

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link