02/10/2012 13:00 GMT+7 | Thế giới
(TT&VH Online) - Ngày 3/0 là "Ngày thống nhất nước Đức". Vào ngày này, Cộng hòa Liên bang Đức kỷ niệm bức tường ngăn cách Đông Đức và Tây Đức bị sụp đổ năm 1989 và châu Âu đã có thể được hợp nhất với nhau sau nhiều thập niên bị chia rẽ.
Nước Đức tái thống nhất hợp tác với các đối tác của mình để tạo dựng hòa bình và dân chủ, thương mại tự do và phát triển bền vững, cũng như tìm kiếm tiền đề cho những giải pháp vượt qua những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và nạn tội phạm xuyên biên giới.
Từ khi Đức và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao mối quan hệ giữa hai nước luôn luôn chuyển biến, mang nặng dấu ấn của tình hữu nghị và sự tôn trọng lẫn nhau. Năm 2012 Đức vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU. Trong mối quan hệ đa dạng giữa hai nước, hơn 100.000 người Việt Nam trong cuộc đời mình đã bắt rễ tại hai nước đã tạo ra một cầu nối quan trọng.
Trong những năm qua, mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ. Tháng 10/2011, Thủ tướng Angela Merkel và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Bản tuyên bố Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Bản tuyên bố này tạo ra một khuôn khổ chính trị cho quan hệ hợp tác tiếp theo giữa Đức và Việt Nam.
Từ năm 2011 đối thoại chính trị cấp cao đã tiếp tục được tăng cường. Điều đó cũng được chứng tỏ bằng chuyến thăm của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang TS. Philipp Rösler tháng 9/2012 cùng với 50 doanh nghiệp rất quan tâm đến môi trường kinh tế Việt Nam.
Một thành phần nữa trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức là các dự án cụ thể được xác định trong Tuyên bố Hà Nội. Trong đó trước hết là dự án Ngôi nhà Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi sẽ trở thành địa điểm giao lưu Đức - Việt trong mọi lĩnh vực, trước hết là trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và chính trị.
Hợp tác Đức - Việt trong lĩnh vực đào tạo cũng được xác định trong quan hệ đối tác chiến lược để giới trẻ hai nước xích lại gần nhau. Bằng cách đó, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nền văn hóa sẽ được thúc đẩy. Trường Đại học Việt - Đức, cũng như Trường phổ thông giao lưu Đức - Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được Phó Thủ tướng Rösler và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Pieper khai trương ngày 19/9 vừa qua.
Hiện nay khoảng 4.200 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Đức. Có nhiều quan hệ đối tác giữa các trường đại học hai nước và có nhiều trường phổ thông tại Việt Nam dạy tiếng Đức. Trong khuôn khổ sáng kiến trường học đối tác hiện nay có khoảng 1.630 học sinh học tiếng Đức như một ngoại ngữ tại Việt Nam. Nhiều em trong đó sau này sẽ theo học đại học tại Đức.
Đ.H
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất