Bệnh nhân Covid-19 đang phục hồi có nguy cơ tái nhiễm thấp hơn

13/01/2022 15:10 GMT+7 | Tin tức 24h

(Thethaovanhoa.vn) - Bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 (tái nhiễm) thấp hơn người chưa từng nhiễm virus này.

Biến thể Omicron làm gia tăng lo ngại về nguy cơ tái nhiễm

Biến thể Omicron làm gia tăng lo ngại về nguy cơ tái nhiễm

Với số ca tái nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tăng vọt, các nhà khoa học Anh lo ngại biến thể Omicron với khả năng lây truyền cao có thể làm gia tăng nguy cơ tái nhiễm ở những người đã khỏi bệnh.

Kết quả một nghiên cứu của Anh mới đây được đăng trên trang medRvix cho thấy người từng mắc COVID-19 vẫn đủ khả năng miễn dịch nếu virus tấn công lần nữa.   

Nghiên cứu quan sát hồi cứu hiện tại được thực hiện từ ngày 1/3/2020 đến ngày 31/12/2020 - thời điểm biến thể Alpha lây lan chủ đạo và chưa có vaccine, với số liệu của 517.870 người.   

Cụ thể, nghiên cứu phân tích thông tin từ toàn bộ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân từ 10 tuổi trở lên, được xác định lần đầu nhiễm COVID-19 bằng xét nghiệm PCR trong khoảng thời gian từ ngày 1/3 đến ngày 30/9. Quá trình theo dõi sẽ tính từ thời điểm 90 ngày trước đó và tiếp tục theo dõi cho đến ngày 31/12/2020. Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu đã xác định được hiện tượng tái nhiễm và tử vong ở người mắc COVID-19 trong vòng 28 ngày kể từ khi các bệnh nhân có kết quả dương tính qua xét nghiệm PCR.   

Chú thích ảnh
 Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới điều trị tại bệnh viện ở Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân lấy SGSS cho thấy hiện tượng tái nhiễm được xác định qua xét nghiệm PCR có thể xảy ra trong hoặc sau 90 ngày kể từ khi được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2.

Sau hai vòng đối chiếu và so sánh, các nhà phân tích phát hiện trong số 14.913 trường hợp có kết quả dương tính trong thời gian theo dõi, có 2.815 trường hợp tái nhiễm và 12.098 có kết quả xét nghiệm dương tính lần đầu.   

Cụ thể, các bệnh nhân COVID-19 đang hồi phục có nguy cơ tái nhiễm thấp hơn 78% so với những người trong nhóm đối chứng, với sai số trong khoảng 0,21-0,23. Theo phân tích này, nam giới có tỷ lệ xét nghiệm dương tính thấp hơn 32% so với nữ giới trong thời gian theo dõi.   

Trẻ em từ 10-19 tuổi có nguy cơ dương tính thấp hơn 49% so với người lớn trong độ tuổi 20 đến 29 tuổi. So sánh, người từ 80 tuổi trở lên có nguy cơ dương tính với COVID-19 cao gấp 2 lần so với trẻ em.

Trong số những người có xét nghiệm PCR dương tính trong thời gian theo dõi, những bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi có nguy cơ mắc biến chứng nặng và tử vong thấp hơn nhóm đối chứng lần lượt là 77% và 45% trong vòng 28 ngày sau khi có xét nghiệm PCR dương tính. Những người tham gia nghiên cứu từ 50 tuổi trở lên có tỷ lệ tử vong cao hơn 57 lần so với những người trong độ tuổi từ 10 đến 49 tuổi, và nam giới có nguy cơ tử vong cao hơn hai lần so với nữ giới.   

Kết quả nghiên cứu này cho thấy kháng thể sản sinh từ lần đầu mắc bệnh có liên quan đến cơ chế bảo vệ cơ thể người trước nguy cơ tái nhiễm trước khi chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 bắt đầu được triển khai vào tháng 12/2020. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó khám phá về mối liên hệ giữa tình trạng nhiễm lần đầu và tái nhiễm.   

Các nhà khoa học cho rằng cần tiến hành nghiên cứu sâu rộng hơn dựa trên các dữ liệu tập hợp từ mỗi đợt dịch để phân loại các trường hợp tái nhiễm thực sự và các trường hợp SARS-CoV-2 được xác định dương tính thông qua xét nghiệm RNA trong một thời gian dài. Nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục theo dõi nguy cơ tái nhiễm ở những người hồi phục, trước sự xuất hiện của các biến thể SARS-CoV-2 đột biến nặng đáng lo ngại.

Lan Phương/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link