26/12/2021 22:47 GMT+7 | Tin tức 24h
(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Hải Dương vượt ngưỡng 2.000 ca mắc
Đến 16h chiều nay (26/12), tỉnh Hải Dương đã ghi nhận 2.044 bệnh nhân mắc COVID-19.
Trong đó, có 204 ca có yếu tố dịch tễ đi từ vùng dịch về, 1.288 trường hợp là F1 và cùng nhà, 82 ca ho sốt cộng đồng, 6 bệnh nhân sàng lọc bệnh viện, 199 ca giám sát cộng đồng nguy cơ, 257 trường hợp trong khu phong tỏa, 1 ca là lực lượng phòng chống dịch, 2 ca là nhân viên y tế, 4 công dân là trường hợp nhập cảnh giám sát và 1 ca là trường hợp nhập cảnh.
Riêng trong ngày hôm nay, địa phương này có thêm 108 trường hợp mắc mới. Bao gồm: 81 trường hợp F1, 11 bệnh nhân cộng đồng, 2 trường hợp về từ các tỉnh khác, 14 trường hợp ho sốt tại 9 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố.
Tại huyện Bình Giang, hôm nay có 41 ca mắc. Trong đó ổ dịch công ty May Hải Anh 1 (xã Bình Minh) có 15 bệnh nhân; số ca mắc còn lại gồm 22 trường hợp F1, 1 ca sàng lọc cộng đồng và 3 ca ho sốt cộng đồng.
Đối với huyện Kim Thành tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc tại ổ dịch công ty Freedom, công ty Seiyo – Khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng và các trường hợp là F1, sàng lọc cộng đồng, ho sốt cộng đồng
Liên quan đến ổ dịch công ty Sky Dragon, xã Minh Đức (huyện Tứ Kỳ hôm nay có thêm 18 ca mắc; trong đó huyện Ninh Giang (9 ca), huyện Tứ Kỳ (9 ca).
Ngoài ra, ngày 26/12 huyện Ninh Giang có thêm 14 bệnh nhân được Bộ Y tế đánh mã số gồm 3 trường hợp sàng lọc cộng đồng (Ứng Hòe, Tân Hương, Nghĩa An) và 11 ca mắc là những trường hợp F1 ở xã Ứng Hòe, Tân Hương, Vạn Phúc.
Trong ngày, các địa phương còn lại trong tỉnh Hải Dương ghi nhận thêm nhiều bệnh nhân COVID-19. Đến chiều nay, địa phương này đang điều trị cho 824 trường hợp và 9.125 trường hợp F1 cách ly.
Hà Nam xuất hiện ổ dịch mới, chưa rõ nguồn lây trong khu công nghiệp
Tối 26/12, CDC tỉnh Hà Nam công bố thêm 49 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 42 trường hợp liên quan đến ổ dịch tại Công ty Anam Electronics Việt Nam (Khu Công nghiệp Đồng Văn IV).
Theo BS. Trương Mạnh Sức, Giám đốc CDC Hà Nam, ổ dịch này chưa rõ nguồn lây với gần 100 F0 là công nhân. Tuy nhiên, qua công tác truy vết cho thấy, công nhân đầu tiên nhiễm bệnh có dịch tễ đi đám cưới ở Hà Nội.
Luỹ kế trong đợt dịch mới từ ngày 19/9 đến nay, tỉnh Hà Nam ghi nhận 1.922 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã. Trong số đó, 281 ca phát hiện tại các khu công nghiệp và 231 ca phát hiện tại các công ty, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp.
Trước diễn biến rất phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn trong những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng..., Sở Y tế tỉnh Hà Nam yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Dã chiến số 1, Bệnh viện Lao & Bệnh phổi; Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Lý; Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; Bệnh viện Đa khoa Hà Nội-Đồng Văn sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân, đáp ứng các cấp độ dịch COVID-19.
Theo BS. Trương Mạnh Sức, Giám đốc CDC Hà Nam, ổ dịch này chưa rõ nguồn lây với gần 100 F0 là công nhân. Tuy nhiên, qua công tác truy vết cho thấy, công nhân đầu tiên nhiễm bệnh có dịch tễ đi đám cưới ở Hà Nội.
Luỹ kế trong đợt dịch mới từ ngày 19/9 đến nay, tỉnh Hà Nam ghi nhận 1.922 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã. Trong số đó, 281 ca phát hiện tại các khu công nghiệp và 231 ca phát hiện tại các công ty, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp.
Trước diễn biến rất phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn trong những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng..., Sở Y tế tỉnh Hà Nam yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Dã chiến số 1, Bệnh viện Lao & Bệnh phổi; Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Lý; Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; Bệnh viện Đa khoa Hà Nội-Đồng Văn sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân, đáp ứng các cấp độ dịch COVID-19.
Gần 800 ca COVID-19 cộng đồng mới ở Hà Nội, hơn 10.000 F0 điều trị tại nhà
Chỉ trong 24 giờ, Hà Nội có thêm gần 1.900 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có gần 800 ca cộng đồng. Toàn thành phố có hơn 20.000 F0 đang điều trị, trong đó khoảng 50% điều trị tại nhà.
Bản tin COVID-19 Hà Nội tối 26/12 do Sở Y tế phát đi cho thấy trong 24 giờ qua, TP ghi nhận 1.887 ca dương tính mới, trong đó có 794 ca cộng đồng, 1.321 ca tại khu cách ly và 122 ca tại khu phong tỏa. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp TP ghi nhận trên 1.700 ca mắc mới mỗi ngày.
Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (276); Đống Đa (166); Gia Lâm (145); Đông Anh (138); Ba Đình (138); Thanh Xuân (126); Long Biên (124); Tây Hồ (97); Sóc Sơn (79); Hoài Đức (78).
1.887 ca mắc mới phân bố tại 320 xã, phường, thị trấn thuộc 29/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó 549 ca cộng đồng ghi nhận tại 250 xã, phường thuộc 27/30 quận, huyện.
Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: Hoàng Mai (115); Ba Đình (85); Long Biên (75); Gia Lâm (73); Thanh Xuân (56).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 39.409 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 14.333 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 25.076 ca. Riêng từ 11/10 đến nay, Hà Nội ghi nhận gần 35.400 ca mắc mới. 5 quận có số mắc nhiều nhất trong 2,5 tháng qua là Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Nam Từ Liêm.
Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, hơn 20.000 ca dương tính tại Hà Nội đang được điều trị, trong đó có hơn 10.000 người đang cách ly điều trị tại nhà.
Có 15.218 ca COVID-19, Hà Nội 8 ngày liên tục có số mắc mới nhiều nhất cả nước với 1.910 ca
Bản tin dịch COVID-19 ngày 26/12 của Bộ Y tế cho biết có 15.218 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội 8 ngày liên tục có số mắc mới nhiều nhất cả nước với 1.910 ca; Trong ngày có hơn 18.500 bệnh nhân khỏi; 207 ca tử vong.
Thông tin ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam
- Tính từ 16h ngày 25/12 đến 16h ngày 26/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.218 ca nhiễm mới, trong đó 36 ca nhập cảnh và 15.182 ca ghi nhận trong nước (giảm 377 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 9.635 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.910), Tây Ninh (928), Vĩnh Long (889), Bình Định (800), Đồng Tháp (781), Khánh Hòa (763), Cần Thơ (715), Cà Mau (579), Trà Vinh (572), TP. Hồ Chí Minh (544), Bạc Liêu (489), Bến Tre (430), Thừa Thiên Huế (375), Thanh Hóa (341), Sóc Trăng (281), Đắk Lắk (270), Bắc Ninh (267), Hải Phòng (267), Lâm Đồng (253), An Giang (252), Hưng Yên (238), Kiên Giang (230), Bình Dương (230), Đồng Nai (206), Bình Thuận (164), Nghệ An (159), Bà Rịa - Vũng Tàu (155), Kon Tum (137), Quảng Nam (137), Tiền Giang (129), Quảng Ngãi (126), Hà Giang (120), Quảng Ninh (120), Đà Nẵng (116), Gia Lai (113), Hải Dương (108), Vĩnh Phúc (104), Nam Định (96), Đắk Nông (79), Hà Nam (79), Long An (68), Quảng Bình (66), Thái Bình (57), Phú Thọ (52), Hậu Giang (42), Bình Phước (40), Bắc Giang (40), Ninh Thuận (39), Lạng Sơn (35), Quảng Trị (35), Thái Nguyên (27), Hòa Bình (26), Cao Bằng (24), Sơn La (19), Hà Tĩnh (15), Yên Bái (15), Lai Châu (8 ), Lào Cai (7), Tuyên Quang (6), Điện Biên (4), Bắc Kạn (3), Phú Yên (2).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-341), Cà Mau (-256), Tiền Giang (-197).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Định (+413), Đắk Lắk (+270), Bến Tre (+227).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.865 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.651.673 ca nhiễm, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 16.749 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.646.033 ca, trong đó có 1.245.423 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (500.057), Bình Dương (290.163), Đồng Nai (96.827), Tây Ninh (70.594), Long An (40.083).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 18.556 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.248.240 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.582 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 5.382 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.178 ca
- Thở máy không xâm lấn: 141 ca
- Thở máy xâm lấn: 862 ca
- ECMO: 19 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 25/12 đến 17h30 ngày 26/12 ghi nhận 207 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (36) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: An Giang (1), Bến Tre (1), Tây Ninh (1), Đồng Nai (1).
+ Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (24), Tiền Giang (16), Tây Ninh (15), Đồng Nai (15), Vĩnh Long (13), Đồng Tháp (12), Kiên Giang (12), Bình Dương (9), Sóc Trăng (8 ), Bến Tre (7), Cà Mau (7), Cần Thơ (6), Trà Vinh (5), Bình Định (4), Bình Thuận (4), Hà Nội (3), Long An (3), Khánh Hoà (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Lạng Sơn (1), Quảng Ngãi (1), Phú Yên (1), Bạc Liêu (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 235 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 31.214 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 27/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 123.530 mẫu xét nghiệm cho 172.359 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 29.793.114 mẫu cho 73.996.693 lượt người.
96% bệnh nhân COVID-19 tử vong ở BV Thanh Nhàn chưa tiêm vaccine
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, trong hơn 1.200 F0 nhập viện Thanh Nhàn điều trị từ cuối tháng 4 tới nay có 48 người tử vong.
100% bệnh nhân COVID-19 tử vong ở bệnh viện này đều có bệnh lý nền; 96% chưa tiêm vaccine và 82% ở độ tuổi trên 70 - thông tin được Bệnh viện Thanh Nhàn báo cáo với Đoàn Kiểm tra số 2 của Bộ Y tế do TS. Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - làm Trưởng đoàn, chiều 25/12.
Trong hơn 1.200 bệnh nhân COVID-19 nhập viện Thanh Nhàn, có 946 người đã ra viện, 89 ca phải chuyển viện. Đây cũng là cơ sở đã điều trị thành công ca bệnh chạy ECMO (tim phổi nhân tạo) sau gần 50 ngày điều trị.
Bệnh viện Thanh Nhàn được Sở Y tế Hà Nội phân công điều trị F0 thuộc tầng 3. Khu điều trị cách ly được phân làm 3 khu riêng biệt: Khu giành riêng cho người bệnh nặng nguy kịch 250 giường; Khu cho người bệnh trung bình hoặc có bệnh lý nền nặng (50 giường bệnh); Khu cho người bệnh nghi nhiễm theo đề án xây dựng Trung tâm Hồi sức tích cực vùng.
Bệnh viện cũng đã chuẩn bị hệ thống oxy cho 250 giường ICU; các loại máy thở; xây dựng danh mục thuốc và sự trù số lượng thuốc phục vụ công tác điều trị. Ngoài việc điều trị F0 thuộc tầng 3, Bệnh viện còn phụ trách 7 bệnh viện tầng 2; 7 Trung tâm y tế, chỉ đạo công tác chuyên môn, kiểm tra, giám sát, điều tiết bệnh nhân trong công tác chuyển tuyến…
Kiểm tra công tác bảo đảm khả năng thu dung, điều trị, triển khai hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và xét nghiệm SARS-CoV-2, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 tại Bệnh viện Gia Lâm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Cao Hưng Thái lưu ý một số vấn đề.
Ông đề nghị Bệnh viện Gia Lâm tiếp tục thực hiện các giải pháp chống dịch, thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn sinh học phòng xét nghệm; bố trí nhân lực hợp lý đảm bảo công tác chống dịch lâu dài, tính toán đảm bảo nguồn cung cấp oxy… Bệnh viện thực hiện kết nối khám chữa bệnh từ xa đối với các bệnh viện tuyến trên; thực hiện đặt lịch khám, triển khai quản lý theo dõi bệnh nhân mạn tính…
Đây là bệnh viện được giao điều trị F0 thuộc tầng 2 với quy mô 500 giường bệnh. Từ ngày 23/7 đến nay bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho 891 F0, trong đó chỉ có 1 trường hợp tử vong, hơn 60 bệnh nhân được phát hiện tăng nặng chuyển tầng và được vận chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị an toàn.
Đang vận hành với phương thức bệnh viện tách đôi, Bệnh viện Gia Lâm vừa thu dung điều trị 150 F0 vừa khám chữa bệnh thông thường. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng tham gia công tác quản lý y tế tại khu cách ly Tứ Hiệp - Thanh Trì và Khu cách ly Học viện Nông nghiệp - Gia Lâm với trên 5.000 người có nguy cơ được theo dõi và phát hiện kịp thời diễn biến mắt bệnh và vận chuyển đến nơi thu dung điều trị an toàn.
Trong quá trình tham gia điều trị F0, không có nhân viên y tế nào của bệnh viện mắc COVID-19. BSCK II Trần Bùi Quang Dương - Giám đốc Bệnh viện Gia Lâm cho biết, bệnh viện bám sát hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, do đó trong 2 tháng qua không có tình trạng bệnh nhân chuyển nặng, phải chuyển lên tầng 3.
Theo ông Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - 2 bệnh viện này còn gặp nhiều khó khăn trong trang thiết bị, kinh phí đầu tư cho Trung tâm hồi sức tích cực vùng; việc thanh quyết toán điều trị cho người bệnh mắc COVID-19…
TS. Cao Hưng Thái đánh giá cao công tác sẵn sàng điều trị của Bệnh viện Gia Lâm và Bệnh viện Thanh Nhàn. Đối với Bệnh viện Thanh Nhàn, Đoàn Công tác đề nghị cơ sở này thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo trang thiết bị, phương tiện phòng hộ, nhân lực cho khu điều trị hồi sức tích cực; phân tích chuyên sâu các ca tử vong để tìm ra các giải pháp giảm thiểu tử vong. Bệnh viện đảm bảo thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực theo định hướng của Bộ Y tế để bảo đảm cho điều trị tuyến cuối của thành phố.
Theo TS. Cao Hưng Thái, mục tiêu cuối cùng của các biện pháp là giảm bệnh nhân nặng, giảm tử vong, do đó các bệnh viện tiếp tục cùng hỗ trợ lẫn nhau trong công tác chống dịch để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm dừng hoạt động không thiết yếu
Từ 12h ngày 26/12/2021, UBND quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm (Hà Nội) điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trong đó dừng các hoạt động không thiết yếu, các hàng quán chỉ được phép bán mang về và phải đóng cửa trước 21h. Riêng quận Ba Đình sẽ áp dụng các biện pháp trên từ 12h ngày 27/12.
Số ca mắc gia tăng, các địa phương siết chặt biện pháp phòng dịch
Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 24/12 đến 16 giờ ngày 25/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.586 ca mắc mới, trong đó 27 ca nhập cảnh và 15.559 ca ghi nhận trong nước (giảm 583 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố; có 8.077 ca trong cộng đồng.
Hà Nội vẫn đứng đầu cả nước về số ca mắc (1.879 ca), tiếp đó là Tây Ninh (946 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (885 ca), Vĩnh Long (875 ca), Cà Mau (835 ca), Khánh Hòa (793 ca), Đồng Tháp (789 ca), Cần Thơ (702 ca)…
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.995 ca/ngày.
Cả nước có duy nhất Bắc Kạn không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua.
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 14.423 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.229.684 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.762 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.527 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.156 ca; Thở máy không xâm lấn: 154 ca; Thở máy xâm lấn: 906 ca; ECMO: 19 ca.
Ngày 25/12, cả nước ghi nhận 241 ca tử vong; Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 31.007 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca mắc.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 237 ca/ngày.
Trong ngày 24/12 có 989.988 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 144.513.779 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.881.418 liều, tiêm mũi 2 là 65.354.960 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 2.277.401 liều.
Hà Nội có 8 quận trung tâm ở cấp độ 3
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký thông báo đánh giá cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội. Tính đến 10 giờ ngày 24/12, toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2 trong phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, chỉ còn 1 huyện ở cấp độ 1 - màu xanh và có đến 8 quận trung tâm ở cấp độ 3 - màu cam.
Theo đó, huyện duy nhất còn ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp, tương ứng màu xanh) là huyện Phúc Thọ, giảm 3 quận, huyện so với thông báo ngày 17/12. Ngoài ra, thành phố có 21 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 (màu vàng - vùng nguy cơ). Đặc biệt, Hà Nội hiện có 8 quận trung tâm ở cấp độ 3 (màu cam - vùng nguy cơ cao) gồm: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ.
Toàn thành phố có 396 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1; 116 xã, phường ở cấp độ 2; 67 xã, phường ở cấp độ 3. Như vậy, so với thông báo hôm 17/12, thành phố có thêm 6 quận và 42 xã, phường chuyển “màu cam”.
Theo thống kê, các quận màu cam có số ca bệnh tăng vọt trong 14 ngày trở lại đây. Cụ thể, quận Ba Đình có số ca mắc trong cộng đồng 14 ngày qua là 1.172 ca, số ca mắc cộng đồng/100.000 dân/tuần là 259 ca. Con số tương ứng với các quận như sau: Đống Đa là 1.726 và 228, Hai Bà Trưng là 1.630 và 273, Hoàn Kiếm là 495 và 176, Hoàng Mai là 2.212 và 207, Long Biên là 1.303 và 192, Nam Từ Liêm là 1.142 và 201, Tây Hồ là 523 và 157.
Số xã, phường có cấp độ 3 cụ thể như sau: Quận Ba Đình có 9 phường; Quận Đống Đa có 11 phường; Huyện Gia Lâm có 1 xã; Quận Hà Đông 3 phường; Quận Hai Bà Trưng 12 phường; Quận Hoàn Kiếm 4 phường; Quận Hoàng Mai 12 phường; Quận Long Biên 3 phường; Quận Nam Từ Liêm 2 phường; Quận Tây Hồ 5 phường; Huyện Thanh Trì 3 xã; Huyện Thường Tín có 1 xã và huyện Ứng Hóa có 1 xã.
Trước đó, theo đánh giá cấp độ dịch của thành phố Hà Nội hôm 17/12, hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng và 25 phường "màu cam" đều đã triển khai siết chặt hơn các biện pháp phòng, chống dịch như cấm tụ tập đông người, cấm cửa hàng ăn uống bán tại chỗ, chỉ được phép bán mang về, học sinh lớp 9, lớp 12 chuyển sang học trực tuyến...
Siết chặt các biện pháp phòng dịch
Tại Hà Nam, dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng gia tăng trong những ngày gần đây. Riêng sáng 25/12, tỉnh tiếp tục ghi nhận 28 ca mắc COVID-19. Điều đáng lo ngại là nhiều bệnh nhân được phát hiện qua sàng lọc y tế khi có biểu hiện ho, sốt tại các khu dân cư, doanh nghiệp.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Hà Nam đã có công văn chỉ đạo tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương rà soát, thiết lập khu điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 ngay trong cơ sở khám, chữa bệnh hiện tại để sẵn sàng vừa điều trị bệnh nhân thông thường, vừa điều trị người mắc COVID-19, thực hiện chuyển tuyến khi vượt quá năng lực chuyên môn. Trước mắt, Sở chỉ đạo ưu tiên thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 1 và Bệnh viện Lao và bệnh phổi. Khi vượt quá công suất tại 2 Bệnh viện này, việc thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ về các Trung tâm Y tế huyện, thị xã và Bệnh viện tuyến huyện (bao gồm cả Bệnh viện Đa khoa Hà Nội-Đồng Văn).
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, từ ngày 14/10 đến tối 25/12, toàn tỉnh ghi nhận 2.680 ca ca mắc COVID-19. Tỉnh còn 12 vùng phong tỏa với 722 hộ gia đình và 2.984 nhân khẩu.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tỉnh Phú Thọ tiếp tục chỉ đạo, đồng thời yêu cầu các cấp, ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là; nghiêm túc triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt, đồng thời duy trì, phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo ổn định đời sống, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn...
Chiều 25/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị đã công bố 158 trường hợp mắc COVID-19; trong đó có 103 ca được phát hiện thông qua giám sát cộng đồng, tăng gấp 2 lần so với những ngày trước.
Thành phố Đông Hà là địa phương ghi nhận nhiều trường hợp mắc COVID-19 nhất với 87 ca, trong đó có 78 ca được phát hiện thông qua giám sát cộng đồng. Đáng chú ý, chùm ca bệnh ở thành phố Đông Hà đang có diễn biến rất phức tạp, do nhiều trường hợp mắc COVID-19 có yếu tố dịch tễ liên quan đến chợ Đông Hà – chợ có quy mô lớn nhất Quảng Trị với khoảng trên 1.000 tiểu thương. Nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị cũng đã ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 có yếu tố dịch tễ liên quan đến chợ Đông Hà.
Trong những ngày qua, sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc COVID-19 liên quan đến chợ Đông Hà, lực lượng y tế đã tổ chức xét nghiệm nhanh cho những tiểu thương, nhằm sớm phát hiện trường hợp mắc bệnh để truy vết, cách ly và điều trị. Sở Y tế Quảng Trị cũng đã thành lập Cơ sở điều trị COVID-19 quy mô 100 giường tại Nhà khách Bộ Chỉ huy Biên phòng Quảng Trị ở thành phố Đông Hà để thu dung điều trị cho những trường hợp mắc bệnh trên địa bàn thành phố.
Sở Y tế Quảng Trị đã thành lập hai Cơ sở điều trị COVID-19, để thu dung điều trị cho những trường hợp mắc bệnh trên địa bàn xã Linh Trường, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Gio Linh và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gio Linh.
PV/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất