Say sưa với kết quả đàm phán hạt nhân, Obama ‘dọa’ sẽ phủ quyết nếu Quốc hội Mỹ ngăn cản

14/07/2015 20:09 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Tổng thống Mỹ Barack Obama đánh giá thỏa thuận "lịch sử" về hồ sơ hạt nhân của Iran vừa đạt được ngày 14/7 tại thủ đô Vienna (Áo) là một "cơ hội đáng nắm lấy", đồng thời cảnh báo sẽ phủ quyết mọi dự luật của Quốc hội Mỹ ngăn cản việc thực thi thỏa thuận.


Ông Obama

Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng với sự có mặt của Phó Tổng thống Joe Biden, ông Obama tuyên bố rằng với văn kiện này, "mọi con đường dẫn tới vũ khí hạt nhân đều đã bị cắt đứt". Thỏa thuận hạt nhân với Iran tạo ra cơ hội tiến tới một sự phát triển mới, cho thấy thuật ngoại giao của Mỹ có thể mang lại sự thay đổi thực chất và ý nghĩa. Theo ông Obama, thỏa thuận này tạo ra một cơ hội để tiến tới một hướng đi mới.

Thỏa thuận lịch sử

Cũng theo Tổng thống Obama, thỏa thuận này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân ở Trung Đông. Ông đồng thời cam kết tiếp tục duy trì những nỗ lực "chưa từng có tiền lệ" để tăng cường an ninh của Israel. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được với Iran "không giúp giải quyết tất cả các bất đồng", do đó Washington sẽ tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt đối với Tehran liên quan tới nhân quyền và các vấn đề khác.

Quang cảnh cuộc đàm phán hạt nhân với Iran

Như đã biết, sau gần 11 năm ròng rã với hàng loạt vòng đàm phán căng thẳng, Iran và nhóm 6 cường quốc thế giới ngày 14/7 đã đạt được một thỏa thuận lịch sử. Cụ thể, các quan chức ngoại giao của Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức đã hoàn tất một thỏa thuận với Iran, nhằm ngăn chặn quốc gia này phát triển vũ khí hạt nhân. Đổi lại, Iran sẽ được dỡ bỏ các lệnh cấm vận kinh tế song song với việc tiếp tục phát triển một chương trình hạt nhân hòa bình.

Lệnh trừng phạt có thể khôi phục trong 65 ngày nếu Iran vi phạm thỏa thuận đã được thống nhất với 6 cường quốc thế giới, bên cạnh đó lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc tiếp tục duy trì trong 5 năm và lệnh cấm Iran mua công nghệ đạn đạo sẽ duy trì trong 8 năm nữa. Thỏa thuận giữa Iran và P5+1 sẽ chính thức có hiệu lực sau 90 ngày kể từ khi Hội đồng bảo an LHQ ra Nghị quyết chấp thuận thỏa thuận này.

Thế giới ủng hộ

Trong khi đó, Vienna, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đánh giá đây là một "thỏa thuận tốt" , đánh dấu một "ngày lịch sử" và là một bước đi thoát khỏi xung đột.

Cùng ngày, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã hoan nghênh thỏa thuận "lịch sử" nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran, cho rằng thỏa thuận này có thể mang lại hòa bình cho Trung Đông. Ông Ban Ki-moon ca ngợi "sự quyết tâm và cam kết" của các nhà đàm phán, cũng như "sự dũng cảm của các lãnh đạo" đã phê chuẩn thỏa thuận này.

Dư luận quốc tế tiếp tục hoan nghênh thỏa thuận được coi là mang ý nghĩa lịch sử này. Ngày 14/7, phát biểu trên truyền hình nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đánh giá thỏa thuận hạt nhân vừa đ ạt đư ợc giữa Iran và các c ườ ng quốc P5+1 sẽ bảo vệ hệ thống không phổ biến hạt nhân toàn cầu và là minh chứng cho thấy thế giới có thể giải quyết các vấn đ ề cấp bách thông qua đ ối thoại.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã hoan nghênh thỏa thuận hạt nhân và bày tỏ hy vọng thỏa thuận sẽ mở đầu cho sự thay đổi đáng kể trong quan hệ của Iran với phần còn lại của thế giới.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng chúc mừng Iran, đồng minh then chốt của Damascus, đạt được thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc. Ông đánh giá đây là "bước ngoặt lớn đối với lịch sử của Iran, khu vực và thế giới".

Ai phản đối?

Đảng Cộng hòa Mỹ đã chỉ trích thỏa thuận này như một thất bại của Mỹ và các nước đồng minh. Saudi Arabia lại lo lắng về những bước đi tiếp theo để dè chừng “đối thủ trong khu vực” là Iran.

“Thỏa thuận này là một sai lầm lịch sử đối với thế giới”, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố. Theo ông, nó sẽ “mở đường cho Iran đến tới một kho vũ khí hạt nhân”.

Các giáo sĩ bảo thủ ở Iran thì phản đối bất cứ thỏa thuận nào có động thái cấm đoán quyền tự do phát triển hạt nhân của Tehran.

Hiện một thỏa thuận đã được đúc kết. Chính quyền của ông Obama sẽ đệ trình nó lên Quốc hội. Cơ quan lập phát này có 60 ngày để xem xét thỏa thuận và đó sẽ là khoảng thời gian để các nghị sĩ đối lập có cơ hội để đào sâu vào các chi tiết của thỏa thuận nhằm công kích ông Obama.

PV (tổng hợp)


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link