Thạch Kim Tuấn trắng tay vì lý do nào?

25/07/2021 23:39 GMT+7 | Olympic 2021

(Thethaovanhoa.vn)- Trưởng Đoàn Thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo Trần Đức Phấn từng kỳ vọng hàng đầu vào Thạch Kim Tuấn có thể gặt hái huy chương Thế vận hội năm nay. Nhưng lực sĩ của TP.HCM đã không làm nên chuyện. Nhưng cử tạ Việt Nam vẫn còn nguyên hy vọng với Hoàng Thị Duyên.

Lịch thi đấu Olympic 2021 của Việt Nam ngày 26/7: Ánh Viên tham dự vòng loại 200m bơi tự do nữ

Lịch thi đấu Olympic 2021 của Việt Nam ngày 26/7: Ánh Viên tham dự vòng loại 200m bơi tự do nữ

Lịch thi đấu của Đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo 2021 ngày 26/7: Ánh Viên tham dự vòng loại 200m bơi tự do nữ. Xem trực tiếp các môn thi đấu của đoàn Việt Nam trên kênh VTV6, VTV5.

Xem trực tiếp Olympic Tokyo 2021 trên VTV5, VTV6:

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm

 

 

Có vẻ sức ép tâm lý nặng nề khi đối diện với các đối thủ hàng đầu thế giới ở Tokyo đã khiến lực sĩ gốc Bình Thuận không thể là chính mình tại hạng cân 61kg. Ở sàn đấu Trung tâm Hội nghị Tokyo chiều 25/7, Kim Tuấn có dấu hiệu không ổn định tinh thần khi bước ra sân.

Việc phải thi đấu sau và chứng kiến những đối thủ rất mạnh nâng những mức tạ ấn tượng hơn chính thành tích của họ là gánh nặng khác của lực sĩ 27 tuổi. Kim Tuấn trước đó chỉ xác định cạnh tranh tấm HCĐ với các lực sĩ người Nhật Bản Yoichi và lực sĩ người Georgia Shota.

Hai lực sĩ này được đánh giá không nhỉnh hơn Kim Tuấn và thậm chí đại diện Việt Nam có thể vượt qua họ nếu nâng được tổng cử 295kg (thay vì thành tích tốt nhất 304kg như trong quá khứ).

Thạch Kim Tuấn thất bại tương tự cách rời Rio 2016. Ảnh: Reuters
Thạch Kim Tuấn trắng tay ở Nhật Bản tương tự cách rời Rio 2016. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, trong số 9 VĐV thi nhóm A, Kim Tuấn đã không thể là chính mình. Anh vất vả hoàn thành phần thi cử giật với thành tích 126kg ở lần cử thứ 2. Những VĐV không được đánh giá cao như Igor Son (Kazakhstan), Kao Chan Hung (Đài Loan) hay Alsaleem (Saudi Arabia)… đều có thành tích tốt hơn Kim Tuấn. Chưa kể những VĐV đẳng cấp hàng đầu thế giới là Li Fabin (Trung Quốc) và Yuli Eko (Indonesia) cũng mau chóng vươn lên xếp đầu.

Kim Tuấn kết thúc phần thi cử giật ở hạng 8/9 với thành tích 126kg, kém người xếp đầu Li Fabin tới 15kg. Kết thúc cử giật, VĐV người Trung Quốc dẫn đầu với 141kg, Yuli Eko hạng nhì với 137kg, Yoichi (Nhật Bản) hạng 3 với 133kg.

Thạch Kim Tuấn bị các đối thủ tạo khoảng cách mênh mông ở phần thi cử giật nên không có gì khó hiểu khi tại phần thi cử đẩy, lực sĩ Việt Nam lại bị tâm lý. VĐV sinh năm 1994 từ chỗ đăng ký mức tạ 158kg đã hạ xuống đến 8kg, nhưng vẫn không thành công cả 2 lần nâng đầu tiên.

HLV Huỳnh Hữu Chí có thể hiểu rất không hài lòng với cậu học trò, nhưng ông động viên để Kim Tuấn cố gắng đạt thành tích 153kg ở lần cử sau cùng. Và dù đã nâng được mức tạ như mục tiêu từ Ban huấn luyện, nhưng 2/3 trọng tài đã nhận thấy Kim Tuấn phạm luật và không công nhận kết quả.

Chung cuộc sau 6 lần đẩy tạ, Kim Tuấn chỉ có thành tích 126kg cử giật được công nhận hợp lệ. Từ chỗ là ứng viên cho tấm huy chương đồng Olympic Tokyo, Kim Tuấn chính thức trắng tay. So với thành tích đã giành HCB SEA Games 30 với 304kg (chỉ kém VĐV hàng đầu thế giới Eko của Inodonesia), Kim Tuấn không thể hài lòng với màn trình diễn của chính mình tại Nhật Bản lần này.

Việc không có điều kiện tập huấn, cọ sát, thi đấu liên tục 2 năm qua có vẻ là vấn đề với Kim Tuấn. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận chàng trai gốc Bình Thuận luôn không thể vượt qua chính mình ở những đấu trường đẳng cấp hàng đầu thế giới.

Kim Tuấn đã từng được kỳ vọng hơn cả ở Olympic Rio 2016, nhưng rồi thất bại ở nội dung sở trường 56kg. Năm đó, Kim Tuấn thậm chí đã làm tốt hơn thời điểm hiện tại khi cử giật thành công ở mức 130kg. Nhưng rồi, tất cả những lần cử đẩy sau đó của Kim Tuấn đều thất bại và lực sĩ này ra về tay trắng.

Do Olympic Tokyo không còn nội dung 56kg nên Kim Tuấn phải nâng khối lượng cơ thể để thi đấu nội dung 61kg. Điều này cũng là một nguyên nhân nữa lý giải thất bại của lực sĩ quê Bình Thuận. Ở tuổi 27, trên thực tế Kim Tuấn vẫn còn có thể tiếp tục đặt mục tiêu tham dự Olympic một lần nữa.

Tuy nhiên, lực sĩ sinh năm 1994 cũng cần cải thiện điểm yếu tâm lý của mình. Kim Tuấn cần tự tin vào chính mình và ban huấn luyện, thay vì chú tâm vào kết quả của đối thủ để rồi bị phân tâm và không thể tự hoàn thành chính bài thi của mình. Ở sân chơi lớn nhất hành tinh, ý chí kiên cường của VĐV có thể quan trọng hơn cả chuyên môn.

Ở nội dung này, VĐV Li Fabin của Trung Quốc đã đánh bại các đối thủ để giành tấm HCV thứ 2 môn cử tạ cho Đoàn thể thao nước này. Li Fabin lập kỷ lục Olympic ở mức tổng cử 313kg, hơn 11kg so với người xếp sau là ĐKVĐ Asiad 18 Eko. HCĐ thuộc về Igor Son với tổng cử 294kg.

Vào ngày 27/7, cử tạ Việt Nam sẽ có hy vọng nhiều hơn vào nữ lực sĩ Hoàng Thị Duyên. Đô cử người Lào Cai sẽ thi chung kết hạng dưới 59 kg nữ. Trong số các VĐV có thể tới Nhật Bản lần này, Hoàng Thị Duyên đang có thành tích tốt trong TOP 2. Trước giờ lên đường, cô cũng khẳng định nếu chơi đúng sức mình, một tấm huy chương là điều khả thi.

V.H

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link