Top 5 tay vợt chiến thắng bệnh tật để trở lại đỉnh cao: Từ Serena, Djokovic đến Nadal

23/05/2023 06:00 GMT+7 | Thể thao

Rafael Nadal đã lỡ hẹn với Roland Garros 2023 vì không kịp bình phục chấn thương. Liệu chiến binh người Tây Ban Nha có kịp lóe sáng lần nào nữa trước khi từ giã sự nghiệp?

Quần vợt chuyên nghiệp là một cuộc chơi mệt mỏi về cả thể xác lẫn tinh thần. Các tay vợt đỉnh cao thường xuyên phải đối mặt với những thách thức to lớn ở trong và ngoài sân đấu, bao gồm chấn thương và các vấn đề sức khỏe có thể làm hỏng sự nghiệp của họ. Nhưng không ít người trong số họ từng chứng tỏ khả năng phục hồi, cũng như quyết tâm mãnh liệt để trở lại đỉnh cao sau khi tưởng chừng phải giải nghệ.

1. Serena Williams: Tấm gương về nghị lực

Biểu tượng của quần vợt Mỹ đã trải qua thách thức cực lớn về sức khỏe, thậm chí liên quan đến tính mạng để duy trì vị thế đỉnh cao. Sau chức vô địch Wimbledon 2010, Serena gặp hàng loạt vấn đề sức khỏe đe dọa đến sự nghiệp của cô. Từ một vết cắt ở bàn chân cho đến một cục máu đông khiến cô bị thuyên tắc phổi và phải phẫu thuật, phải chiến đấu để giành giật sự sống.

Trong quá trình hồi phục, Serena đã phải đối mặt với những thử thách về thể chất về tinh thần. Cô thậm chí không thể ra khỏi giường, và cuộc phẫu thuật thứ hai ở phổi thậm chí khiến cô tưởng như phải từ giã quần vợt. Nhưng sự kiên cường và quyết tâm đã giúp Serena hồi phục một cách thần kỳ. Trở lại sân cỏ sau 1 năm vắng bóng, Serena gây ấn tượng mạnh mẽ dù bị Vera Zvonareva loại ở vòng hai sau gần 3 tiếng đồng hồ quần thảo. Serena thực sự trở lại với đỉnh cao khi nâng cao chiếc đĩa Venus Rosewater ở Wimbledon 2012. Sau đó cô còn vô địch US Open, giành HCV Olympic London, và đoạt nốt cả WTA Finals.

Hành trình của Serena là một câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực chiến thắng nghịch cảnh trong quần vợt nói riêng và thể thao nói chung. Tài năng thiên bẩm cùng nghị lực phi thường đã giúp cô trở thành chủ nhân 23 Grand Slam, và xuất sắc nhất trong thế hệ của mình.

Top 5 tay vợt chiến thắng bệnh tật để trở lại đỉnh cao: Từ Serena, Djokovic đến Nadal - Ảnh 1.

Serena Williams từng đối mặt với cái chết khi phẫu thuật cục máu đông ở phổi

 2. Novak Djokovic: Tạo di sản từ việc cải thiện nền tảng thể lực

Hành trình trở thành tay vợt thành công bậc nhất trong lịch sử của Djokovic được đánh dấu bằng việc vượt qua các vấn đề sức khỏe, bao gồm cuộc chiến với bệnh hen suyễn.

Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, Djokovic thường xuyên có xu hướng hụt hơi và bỏ cuộc sớm, đặc biệt là khi bị dẫn với cách biệt lớn. Năm 2010, anh đã quyết tâm giải quyết triệt để vấn đề này khi tìm lời khuyên từ Igor Cetojevic. Vị bác sĩ người Đảo Síp này xác định sự mất cân bằng trong đường tiêu hóa của Djokovic là nguyên nhân tiềm ẩn khiến anh kiệt sức. Cơ thể Djokovic từ chối lúa mì, bởi thế, anh buộc phải thay đổi chế độ ăn uống.

Trong thời gian 14 ngày thử thay đổi, Djokovic hoàn toàn tránh xa bánh mì và các sản phẩm từ lúa mì, cũng như từ bỏ nhiều món ăn ưa thích của mình. Kết quả, sức khỏe của anh đã được cải thiện đáng kể. Djokovic ngủ ngon hơn, không bị khó thở vào nửa đêm, và cảm thấy tràn đầy năng lượng vào ban ngày. Anh quyết định cắt bỏ hoàn toàn lúa mì và các sản phẩm từ sữa vì cơ thể không dung nạp. Bằng việc giải quyết vấn đề hen suyễn thông qua thay đổi chế độ ăn uống, Djokovic đã khắc phục được những hạn chế về thể chất và gặt hái thành công trên sân quần.

Nole đang chia sẻ kỷ lục 22 Grand Slam với Rafa Nadal. Anh vẫn đang rất mạnh mẽ dù vừa kỷ niệm sinh nhật thứ 36 vào đúng hôm nay (22/5). Nền tảng thể lực của Djokovic chính là điều mà các tay vợt trẻ cần học hỏi nếu muốn vươn tới đỉnh cao. 

Top 5 tay vợt chiến thắng bệnh tật để trở lại đỉnh cao: Từ Serena, Djokovic đến Nadal - Ảnh 2.

Kvitova từng bị trộm đâm nát bàn tay trái, nhưng vẫn trở lại với quần vợt đỉnh cao

 3. Petra Kvitova: Đôi bàn tay của ý chí

Petra Kvitova, từng hai lần vô địch Wimbledon, đã dính chấn thương nghiêm trọng ở bàn tay trái khi cố gắng chống đỡ lại một tên trộm đột nhập vào nhà và tấn công cô bằng dao.

Tính mạng của Kvitova, thật may, không bị đe dọa sau sự cố ấy, nhưng cô đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài 3 giờ 45 phút để sửa lại chức năng của gân ở cả 5 ngón tay của bàn tay trái và hai dây thần kinh. Cô đã phải bó bột 6-8 tuần và không thể cầm nắm trong vòng 3 tháng. Vì cuộc phẫu thuật ấy, Kvitova đã phải rời xa sân quần trong 8 tháng.

Sau khi trở lại, Kvitova tiếp tục phong độ ổn định của mình và mới đây cô đã vô địch giải WTA 1000 tại Miami. Tay vợt người Séc đã chứng minh sự kiên cường và khả năng vượt qua thử thách của mình. Quyết tâm và sức mạnh của cô chắc chắn là tấm gương cho nhiều tay vợt trẻ.

4. Andre Agassi: Hiện thân của sức mạnh và sự chính xác

Trong suốt sự nghiệp của mình, huyền thoại Andre Agassi đã nhiều lần chiến đấu với vấn đề sức khỏe, đặc biệt là liên quan đến lưng. Vào thời điểm vô địch Australian Open 2003 – Grand Slam cuối cùng của mình – Agassi đã bị đau lưng trong vài tháng, nhưng ông lại nhầm là do hông và hối hận vì không đi khám sớm hơn.

Bất chấp những thách thức từ cái lưng ấy, Agassi đã đạt được những thành công rực rỡ. Các cơ bắp được rèn luyện trong nhiều năm đã giúp ông hỗ trợ cho cột sống, vượt qua những cơn đau bất thường để gặt hái thành công. Trong sự nghiệp của mình, Agassi đã lọt vào 15 trận chung kết Grand Slam và vô địch 8 lần. Ông cũng từng 6 lần vô địch Miami Masters. Năm 1999, Agassi kết thúc năm với vị trí số một thế giới, và duy trì vị thế Top 10 cho đến khi giải nghệ 7 năm sau đó.

Top 5 tay vợt chiến thắng bệnh tật để trở lại đỉnh cao: Từ Serena, Djokovic đến Nadal - Ảnh 3.

Nadal từng phải tiêm thuốc tê mỗi ngày nhưng vẫn vô địch Roland Garros 2022

 5. Rafael Nadal: Chiến binh không ngừng nghỉ

Rafael Nadal chắc chắn đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong làng quần vợt thế giới, không chỉ bởi những kỹ năng xuất chúng trên sân đấu mà còn bởi sự bền bỉ và tinh thần dẻo dai trước những thách thức về sức khỏe.

Rafa đã trở thành tay vợt nam đầu tiên trong lịch sử giành được 22 danh hiệu Grand Slam khi lập kỷ lục 14 lần vô địch Roland Garros. Tuy nhiên, đằng sau những thành tích đáng nể ấy là một chấn thương bàn chân mãn tính đã đeo bám anh trong suốt sự nghiệp. Đó là hội chứng Mueller-Weiss, một tình trạng thoái hóa hiếm gặp ảnh hưởng đến xương ở bàn chân. Hội chứng này chủ yếu ảnh hưởng đến xương bánh chè ở bàn chân, gây đau mãn tính và hạn chế khả năng vận động. Kể từ khi được chẩn đoán mắc bệnh, Nadal đã phải đối mặt với vô số thất bại và thách thức trên hành trình vươn tới sự vĩ đại.

Năm 2020, chấn thương buộc Nadal phải bỏ lỡ thời gian thi đấu đáng kể, và người ta nghi ngờ về tương lai của anh. Nhưng bất chấp những cơn đau liên tục và những thách thức mà nó mang lại, anh ấy đã cố gắng tiếp tục thi đấu ở cấp độ cao nhất, bất chấp những khó khăn và đạt được thành công phi thường. Tại Roland Garros 2022, chấn thương ở chân của Nadal một lần nữa bùng phát. Nhưng với tinh thần kiên định, anh đã tiêm thuốc tê hàng ngày để làm tê liệt vùng bị ảnh hưởng, và sau đó bước lên ngôi vô địch. Câu chuyện của Nadal là một lời nhắc nhở rằng các nhà vô địch không chỉ được định nghĩa bởi những chiến thắng mà còn bởi khả năng vượt qua những trở ngại và vượt qua nghịch cảnh.

Phương Chi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link