Trung Quốc soán ngôi giàu nhất thế giới của Mỹ như thế nào?

17/11/2021 22:14 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Số lượng của cải toàn cầu đã tăng gấp 3 lần trong 20 năm qua, với việc Trung Quốc vượt qua Mỹ để giành vị trí hàng đầu thế giới.

Nhà sáng lập Alibaba Jack Ma bị soán ngôi tỷ phú giàu nhất Trung Quốc

Nhà sáng lập Alibaba Jack Ma bị soán ngôi tỷ phú giàu nhất Trung Quốc

Nhà sáng lập Alibaba Jack Ma không còn là người giàu nhất Trung Quốc và phải nhường vị trí này cho tỷ phú Chung Thiểm Thiểm (Zhong Shanshan), ông chủ hãng nước khoáng đóng chai từng xếp thứ 3 trong danh sách này năm ngoái. 

Báo cáo do công ty tư vấn tài chính McKinsey & Co vừa công bố cho thấy Trung Quốc đã dẫn trước Mỹ, trở thành quốc gia nắm giữ tài sản ròng lớn nhất thế giới. 

Theo báo cáo, giá trị tài sản ròng trên toàn thế giới đã tăng lên 514.000 tỷ USD trong năm 2020, so với mức 156.000 tỷ USD hồi năm 2000. Nhận định của chuyên gia Jan Mischke của McKinsey: "Toàn thế giới đang ở giai đoạn giàu có, nhiều của cải chưa từng thấy".

Lượng của cải do Trung Quốc nắm giữ chiếm gần 1/3 trong tổng giá trị tài sản ròng toàn cầu trong 20 năm qua. Khối tài sản của Trung Quốc đã tăng vọt từ mức 7.000 tỷ USD vào năm 2000, một năm trước khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, lên 120.000 tỷ USD.

Trung Quốc vượt Mỹ, Trung Quốc giàu nhất thế giới, Nước nào giàu nhất thế giới, quốc gia giàu nhất thế giới, Trung Quốc, nước giàu nhất thế giới, kinh tế trung quốc
Trung Quốc hiện đang là quốc gia giàu nhất thế giới

Mỹ cũng ghi nhận lượng của cải tăng gấp đôi trong cùng giai đoạn trên. Tuy nhiên, theo McKinsey, Mỹ đã phải nhường chỗ cho Trung Quốc trong danh sách quốc gia giàu có nhất vì giá trị tài sản ròng của nước này chỉ đạt 90.000 tỷ USD vào năm 2020.

Ở cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này, hơn 2/3 của cải tích lũy được nằm trong túi của 10% hộ gia đình giàu nhất và tỷ lệ này đang tiếp tục tăng lên.

Theo McKinsey, khoảng 68% lượng của cải này được cất giữ dưới dạng bất động sản. Phần còn lại được cất giữ trong những tài sản cơ sở hạ tầng, máy móc và thiết bị và ở một mức độ thấp hơn nhiều, những thứ vô hình như sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế.

Cũng theo McKinsey, giá trị tài sản ròng tăng mạnh trong 20 năm qua đã vượt xa mức tăng Tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và được thúc đẩy nhờ giá bất động sản tăng cao do lãi suất giảm. McKinsey nhận thấy giá trị tài sản gần như cao hơn 50% so với mức thu nhập trung bình dài hạn. Điều đó đặt ra câu hỏi về tính bền vững của sự “bùng nổ tài sản”.

Trung Quốc vượt Mỹ, Trung Quốc giàu nhất thế giới, Nước nào giàu nhất thế giới, quốc gia giàu nhất thế giới, Trung Quốc, nước giàu nhất thế giới, kinh tế trung quốc
Số tài sản Trung Quốc sở hữu lớn hơn nhiều so với Mỹ - quốc gia từng giàu nhất thế giới. Ảnh: Bloomberg

Giá bất động sản tăng cao có thể khiến nhiều người không đủ khả năng mua nhà ở và làm gia tăng rủi ro về cuộc khủng hoảng tài chính, giống như cuộc khủng hoảng diễn ra tại Mỹ năm 2008 sau khi “bong bóng” bất động sản bị vỡ. Trung Quốc có thể rơi vào tình cảnh tương tự liên quan đến “núi nợ” của các nhà phát triển bất động sản như Evergrande Group.

McKinsey cho rằng, giải pháp lý tưởng sẽ là để giới giàu có trên thế giới tìm cách đầu tư hiệu quả hơn để tăng GDP toàn cầu. Còn kịch bản xấu hơn là 1/3 tài sản toàn cầu “bốc hơi” khi giá tài sản sụt giảm.

TTXVN - Thảo Nhi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link