Trước cả dầu mỏ, kho báu dưới đáy biển sâu này mới là thứ mang lại sự giàu có cho Qatar trong hàng nghìn năm

12/03/2023 15:57 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Hàng ngàn năm trước, ngọc trai là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đầu tiên của Qatar.

Trước khi tìm được "vàng đen" vào năm 1939, cuộc sống ở vùng Vịnh Qatar chỉ xoay quanh ngọc trai. Những viên ngọc óng ánh dưới đáy biển sau đã định hình nền văn hóa, thịnh vượng của cư dân nơi đây trong hàng nghìn năm.

Nhờ độ bóng và độ sáng rực rỡ, ngọc trai vùng Vịnh đặc biệt thu hút giới quý tộc và tầng lớp trung lưu mới nổi ở Châu Âu và Hoa Kỳ.

Cùng với các nước láng giềng cũng là đối thủ trong khu vực, Qatar đã đáp ứng nhu cầu về ngọc trai ngày càng tăng của toàn cầu.

Qatar từng ghi nhận, 48% trong tổng số 27.000 dân số làm việc trong lĩnh vực chế tác ngọc trai vào năm 1907.

Hành trình mò trai lấy ngọc nghiệt ngã

Theo CNN, ông Robert Carter, Chuyên gia khảo cổ học cao cấp tại Bảo tàng Qatar, cho biết trong khi các thương nhân buôn ngọc trai và đội ngũ kiểm soát các đội tàu khai thác ngọc trai tích lũy được khối tài sản lớn từ việc buôn bán sản vật này thì cuộc sống của thợ lặn ngọc trai lại rất nghiệt ngã.

Lặn tìm ngọc trai có thể coi là công việc nguy hiểm. Thợ lặn phải lênh đênh trên biển hàng tháng trời nên họ thường gặp các bệnh về da hoặc bị cá mập, cá đuối tấn công.

Các thợ lặn sẽ buộc một quả nặng bằng đá vào một chân và lặn xuống độ sâu 14m trong tình trạng nín thở.

Trước cả dầu mỏ, kho báu dưới đáy biển sâu này mới là thứ mang lại sự giàu có cho Qatar trong hơn 7.000 năm - Ảnh 1.

Lặn tìm ngọc trai ngoài khơi bờ biển Qatar. Ảnh: Euronews

Ông Al Jassim, hiện 88 tuổi, là một trong những thợ lặn ngọc trai chuyên nghiệp cuối cùng của Qatar cho biết: "Hành trình của chúng tôi thường mất từ ba đến bốn tháng. Chúng tôi ăn, uống, ngủ trên thuyền".

Các thợ lặn thường thực hiện 50-60 lần lặn mỗi ngày. Khi thu được khoảng 20 con trai trong một lần lặn, họ sẽ kéo dây để máy kéo kéo lên mặt nước. Bất kỳ viên ngọc trai nào được tìm thấy đều được phân loại kỹ càng. Những con trai đã bị khui sẽ được ném trở lại biển hoặc được giữ để bán làm xà cừ.

Theo cố nhà văn kiêm nhà hàng hải người Úc Alan Villiers, một thành viên thủy thủ đoàn bị bắt quả tang đang cố giấu một viên ngọc trai, sẽ có nguy cơ bị đánh tới chết vì việc đánh cắp một viên ngọc trai đồng nghĩa với việc phá vỡ uy tín.

Tuy nhiên, để tìm được viên ngọc trai tự nhiên lớn không phải là dễ, có thời điểm cứ 10.000 con mới có một con cho ra viên ngọc trai lớn quý hiếm.

Di sản ngọc trai vẫn được lưu giữ ở Qatar

Đến năm 1939, dầu được phát hiện tại mỏ Dukhan ở phía tây Qatar và một thập kỷ sau, nước này bắt đầu xuất khẩu dầu mỏ. Lúc này, ngành khai thác ngọc trai tự nhiên của Qatar cũng dần bị phai mờ.

"Lần đầu tiên sau rất nhiều năm, không một chiếc thuyền chở ngọc trai nào rời cảng Doha và những con tàu lớn từng hạm đội nổi danh năm nào nay nằm mục nát trên bờ biển", một quan chức người Anh viết vào năm 1958.

Sự xuất hiện của dầu mỏ chỉ là một trong nhiều yếu tố dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng và tàn khốc của ngành công nghiệp khai thác ngọc trai ở Qatar nhưng di sản phong phú này vẫn được quốc gia vùng Vịnh lưu giữ cho đến ngày nay.

Ngọc trai luôn hiện hữu ở Qatar, từ nghệ thuật công cộng – Đài tưởng niệm Ngọc trai ở lối vào Cảng Dhow của Doha mô tả một con trai khổng lồ mang ngọc – đến kiến trúc hiện đại bao gồm khu dân cư nổi tiếng The Pearl-Qatar.

Những hành khách tinh mắt cũng sẽ thấy những viên gạch ngọc trai nổi bật khắp các ga tàu điện ngầm của Doha.

Du khách cũng có thể mua sắm những viên ngọc trai vùng Vịnh quý hiếm và đắt đỏ tại cửa hàng The Old Pearl Diver ở Souq Waqif, Doha do cụ  Al Jassem quản lý.


An An

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link