HN.T&T giỏi gì nhất?

09/03/2011 14:30 GMT+7 | V-League

(TT&VH) - Xin thưa, chính là dùng tiền. Hay nói văn hoa hơn là nghệ thuật quản trị tài chính. Đồ rằng với câu hỏi trên, ít cũng phải có hơn phân nửa số người đồng ý như vậy. Cụ thể thì như trình bày dưới đây.

Theo thống kê của VFF, mùa giải 2010 (tức năm HN.T&T lên ngôi vô địch V-League), tổng chi của đội bóng thủ đô chưa đến 19 tỷ đồng. Một con số thấp đến mức ngạc nhiên, nếu so với tiếng tăm của HN.T&T.

Cần nhắc lại một chút là ngay từ thời còn ở hạng Nhất, HN.T&T đã nổi tiếng là không biết tiếc tiền. Thậm chí ở một vài thời điểm, nhiều thông tin còn khẳng định T&T đã chi số tiền chi lên tới cả trăm tỷ cho 2 CLB (tính cả SHB.ĐN). Cũng chính nhờ thế mà đội bóng của bầu Hiển đã thu hút được khá nhiều anh tài, cả cũ và mới.

Với 19 tỷ đồng, mức “ăn tiêu” của HN.T&T thậm chí còn dưới cả những đội bóng làng nhàng, vốn chịu tiếng là “chạy ăn từng bữa” như Thanh Hóa (20.18 tỷ đồng) hay TĐCS.ĐT (20,2 tỷ đồng). Còn so với B.BD, HA.GL, XM.HP (V.HP hiện nay) hay V.NB, thì thầy trò HLV Phan Thanh Hùng hóa ra… lại là con nhà nghèo.

Trong năm 2010, B.Bình Dương tiêu hết 40,7 tỷ đồng. Thấp hơn một chút, HA.GL “chỉ” hết 37 tỷ. Riêng V.NB và XM.HP thì hơi khó so, bởi con số trên ở hai đội này lần lượt là 46 và 50 tỷ đồng.

HN.T&T có thể rất giỏi dùng tiền, nhưng chỉ có thế thì chưa đủ để trở thành một thế lực thực sự của bóng đá VN

Có thể lý giải trường hợp của V.NB và XM.HP là do đầu tư quá nhiều vào thị trường chuyển nhượng (đều trên dưới 20 tỷ đồng mỗi đội). Trong khi đó, B.BD cũng như HA.GL, quỹ lương cầu thủ chiếm một phần lớn trong tổng chi. Điều này cũng dễ đưa đến một kết luận là ở 2 đội bóng trên, chế độ đối với cầu thủ khá xông xênh.

Riêng với HN.T&T, quỹ lương cầu thủ trong năm 2010 là 8 tỷ đồng, gần cuối trong số các đội được xếp vào nhóm “đại gia”, thậm chí là so với những đội chỉ thuộc diện có đồng ra, đồng vào.

Nếu so sánh với tổng chi của SHB.ĐN, có thể thấy rõ sự đồng nhất trong sự chi tiêu của 2 đội bóng vốn lâu nay mang tiếng là anh em một nhà.

Mùa giải 2010, SHB.ĐN chi tổng cộng hết khoảng 25 tỷ đồng, con số cũng không phải là cao so với những đội bóng kể trên.

Hôm rồi rảnh rang, buột miệng hỏi bầu Hiển xem cách nào mà dùng tiền khéo vậy. Ông Hiển không trả lời mà chuyển hết sang cho phía CLB. Lý do bởi như ông Hiển nói, “chỉ tài trợ chứ không quản lý đội bóng”, và “tiền nong cũng như các vấn đề khác đều do CLB lo cả”.

Chỉ có một lần cách đây khá lâu, khi hỏi về chuyện HN.T&T dạm mua Samson với giá 1 triệu USD (thông tin được một nơi nhắc đi nhắc lại), ông Hiển thẳng thắn trả lời là không có chuyện đó. Ngẫm lại cũng thấy đúng. Từ sau vụ chuyển nhượng Công Vinh (7 tỷ đồng), HN.T&T chưa từng thực hiện một thương vụ đình đám nào, như cách V.NB hay XM.HP tung tiền vào thị trường chuyển nhượng.

Tiền bạc, đã chắc không dễ kiếm, dẫu là với người thuộc tốp giàu nhất VN. Ông Hiển, như thống kê của vài tờ báo cuối năm ngoái, thì chưa thuộc nhóm này, xét trên thị trường chứng khoán. Nhưng mặt khác, cũng phải thừa nhận, chỉ với 7 tỷ đồng bỏ ra để đưa về Công Vinh từ SLNA, hiệu ứng về mặt thương hiệu với HN.T&T đủ ăn đứt những trường hợp 8 tỷ, 10 tỷ như vừa qua. Dĩ nhiên, đây chỉ là một ví dụ dễ nhìn thấy nhất, chứ từng nấy chắc chắn chưa đủ phản ánh hết khả năng dùng tiền của HN.T&T.

Bảo HN.T&T giỏi dùng tiền là vì thế. Nhưng trong bóng đá, đôi khi chỉ có tiền thì chưa đủ, mà bây giờ chắc hẳn HN.T&T đang thấu hiểu điều đó hơn ai hết. Năm ngoái, HN.T&T đã đăng quang nhờ biết cách tiêu tiền và bơm tiền đúng lúc, còn hiện tại, tiền tấn với HN.T&T cũng chẳng còn bao nhiêu ý nghĩa, khi đội bóng vẫn đang trượt dài và chưa nhìn thấy điểm tựa nào khả dĩ để bấu víu.

Vĩnh Xuân

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link