08/01/2016 10:24 GMT+7 | Thế giới
Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội, việc điều chỉnh mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên nhằm đảm bảo hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt ở mức hợp lý trên cơ sở lộ trình tăng học phí đã được Chính phủ phê duyệt và giá cả sinh hoạt thay đổi.
Cũng theo ngân hàng này, sau gần 9 năm thực hiện chương trình cho đến nay đã giúp cho gần 3,3 triệu lượt học sinh sinh viên được vay vốn, giảm đáng kể gánh nặng về tài chính cho các hộ gia đình chính sách.
Thời điểm có dư nợ đạt cao nhất là năm 2012, dư nợ đạt 35,8 nghìn tỷ đồng, hiện nay dư nợ còn gần 24,7 nghìn tỷ đồng với trên 1,1 triệu hộ gia đình đang có dư nợ tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, cho trên 1,3 triệu học sinh, sinh viên vay vốn đi học, đã có gần 2 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn tốt nghiệp đã ra trường.
Đặc biệt, để tạo điều kiện cho gia đình học sinh, sinh viên giảm bớt khó khăn trong việc trả nợ, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã quy định rõ người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc khoá học. Hiện lãi suất của chương trình là 0,55%/tháng (tương đương 6,6%/năm).
Đến nay, chương trình tín dụng học sinh, sinh viên đã hết một chu kỳ cho vay và đang trong thời gian thu hồi nợ. Hiện, tỷ lệ nợ quá hạn của chương trình tín dụng này chỉ chiếm 0,54% tổng dư nợ chương trình.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất