Yêu cầu ngừng hội chọi trâu ở nhiều địa phương

24/02/2016 15:52 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Thông tin từ Bộ VHTT&DL ngày 24/2 cho biết: Bộ đã gửi công văn đề nghị UBND các tỉnh Bình Phước, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, kiểm tra việc tổ chức lễ hội chọi trâu, hội chọi trâu trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Sau đó, các tỉnh gửi báo cáo rà soát để Bộ tổng hợp và gửi lên Thủ tướng Chính phủ.

Bộ cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc, không cho phép tổ chức lễ hội chọi trâu, hội chọi trâu nếu đó không phải là lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Việc này góp phần thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 5/2/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội.

Đặc biệt, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 29/1/2016, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán, bảo đảm vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Đồng thời ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động thu lợi bất chính.


Những pha đánh của các "ông" trâu. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành nhiều văn bản đề nghị các địa phương thực hiện để đảm bảo nếp sống văn minh trong mùa lễ hội 2016. Trong đó có Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 quy định về tổ chức lễ hội; Công văn số 155/ BVHTTDL-VHCS ngày 19/1/2016 về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Bộ cũng đã gửi công văn đề nghị các tỉnh, thành tăng cường quản lý và tổ chức lễ hội, trong đó yêu cầu không tổ chức các lễ hội có hành vi phản cảm, bạo lực, lợi dụng lễ hội để thương mại. Công văn cũng đặc biệt nhấn mạnh không tổ chức lễ hội chọi trâu, hội chọi trâu nếu không phải là lễ hội truyền thống của địa phương.

Theo Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch): Những hội chọi trâu khác như Phúc Thọ (Hà Nội), Phú Sơn (Bắc Ninh), Bảo Thắng (Lào Cai … đều là lễ hội mới tổ chức và có tính chất thương mại ở những lễ hội mới này.

Quá đà lễ hội

Quá đà lễ hội

Chuyện lễ hội, cứ nói đi nói lại mãi e chừng… bội thực. Bởi thực tế, chúng ta đang bội thực lễ hội vì theo thống kê thì Việt Nam có tới trên dưới 9.000 lễ hội.

Ở Việt Nam hiện có khá nhiều lễ hội chọi trâu truyền thống. Trong đó phải kể đến lễ lễ hội chọi trâu cổ nhất Việt Nam ở xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng); hội chọi trâu Phù Ninh (Phú Thọ); hội chọi trâu Hàm Yên (Tuyên Quang)…

Trong đó, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) được nhiều người Việt Nam biết đến hơn cả. Theo truyền thuyết và thần tích thì lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương có từ thế kỷ thứ 18. Hội diễn ra vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Trước đó còn có hai cuộc đấu loại vào trung tuần tháng 5 và 8/6 âm lịch.

Đây không chỉ là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh mà còn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển, Hải Phòng.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Phần hội diễn ra vào chính hội (9/8) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Theo quan niệm cổ xưa, dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà...

Thanh Giang - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link