12/09/2014 07:05 GMT+7 | Phim
Hiện phim đã ra được 19 tập (mỗi mùa 13 tập), mùa thứ hai đang chiếu dở ở cả Thái Lan và Việt Nam. Mùa thứ nhất và thứ hai đều được phát trên kênh Let’s Viet.
Gây sốt trước khi lên sóng truyền hình
Nhưng cơn sốt Tuổi nổi loạn đến từ mạng internet chứ không phải truyền hình. Sau khi mùa thứ nhất được phát ở Thái Lan vào năm 2013, rồi được dịch phụ đề tiếng Việt, chia sẻ và gây sốt trên mạng Việt Nam, kênh Let’s Viet mới chiếu phim này. Mùa thứ hai lên sóng từ hôm 26/7, không quá chậm so với lịch phát ở Thái Lan. Còn mùa thứ nhất Let’s Viet phát từ 14/7.
Sang mùa thứ hai, Tuổi nổi loạn không gây “sôi sục” như mùa thứ nhất (dựa theo lượng yêu thích và bình luận trên mạng xã hội) nhưng vẫn là một phim truyền hình được chờ đón với giới trẻ Việt Nam. Phim phổ biến trong giới học sinh, sinh viên và những người mới đi làm. Đó cũng là những nhóm công chúng mục tiêu của phim ở Thái Lan.
Có thể khẳng định, cơn sốt Tuổi nổi loạn là có thật và thực sự có ảnh hưởng với giới trẻ Việt Nam. Từ khi bắt đầu được chia sẻ, phát sóng cho đến gần đây, bộ phim vẫn tạo dư luận. Trong đó, có dư luận về ảnh hưởng tiêu cực của nội dung phim đối với khán giả phần lớn còn rất trẻ tuổi. Thậm chí, có trang thông tin còn kêu gọi không nên xem bộ phim này. Ý kiến này xác đáng đến đâu?
Tuổi nổi loạn xoay quanh cuộc sống của những học sinh trung học tại một ngôi trường ở Thái Lan. Phim hầu như không đề cập đến chuyện học hành, chỉ nói về các mối quan hệ bạn bè, yêu đương, gia đình. Trong đó, chủ đề tình dục được đề cập xuyên suốt, liên quan đến hầu như tất cả các nhân vật chính và phụ. Ngoài ra, còn có các yếu tố tình yêu đồng giới, mang thai ngoài ý muốn, bạo lực học đường.
Nội dung nóng, hình thức không đến nõi phản cảm
Nhưng ở Tuổi nổi loạn có độ chênh giữa nội dung và hình thức thể hiện. Mức độ nóng của Tuổi nổi loạn được đánh giá là nhẹ nhàng so với nội dung. “Tôi thấy trong phim cũng không có cảnh nào đến nỗi phải che mặt, tần suất các cảnh nóng hơi nhiều nhưng cách xử lý không đáng gọi là phản cảm” – khán giả Cảnh Chung (24 tuổi) cho biết.
Ví dụ, nhân vật Win được xây dựng là học sinh đẹp trai và đào hoa nhất trường, quan hệ với nhiều cô gái nhưng cách phim thể hiện chỉ dừng lại ở thức dậy vào buổi sáng bên cạnh một nữ sinh hay mặc lại áo sau khi quan hệ.
Hầu hết các cảnh nóng trong phim dừng lại ở hai nhân vật ôm, hôn, vuốt ve, nằm chung giường hoặc tình tự khuất sau bàn học, rồi cắt cảnh để khán giả tự tưởng tượng. Sang phần hai, mức độ nóng tăng lên với nhiều tình tiết phức tạp hơn, có cả cảnh thầy giáo cưỡng bức nữ sinh nhưng vẫn không nặng như phim 18+.
“Không chỉ là hình ảnh của giới trẻ Thái”
Nhưng vì đối tượng của phim là học sinh, nên ngay tại Thái Lan, phim cũng gây nhiều tranh cãi xung quanh các yếu tố tình dục và bạo lực, chẳng hạn cảnh 2 học sinh định quan hệ trong lớp học hay các nữ sinh đánh nhau trong nhà vệ sinh. Đó là ở Thái Lan, còn ở Việt Nam, nên nhìn nhận ra sao về phim này?
Kiến Văn (26 tuổi), nhân viên ngành truyền thông, nói với Thể Thao & Văn Hóa: “Phim truyền hình là công cụ quảng bá văn hóa, lối sống, thế giới quan của quốc gia này sang quốc gia khác và ra thế giới. Người Thái làm phim này trước hết cho chính khán giả Thái. Và Thái Lan vẫn nổi tiếng là một quốc gia cởi mở về tình dục. Còn phim được tiếp nhận ở nước khác như thế nào lại là chuyện khác”.
“Với giới trẻ Việt Nam, không ngạc nhiên khi họ bị hấp dẫn bởi một bộ phim trực diện, gai góc, nổi loạn. Phải chăng, họ xem phim này vì thấy chính bản thân mình trong đó? Thấy những vấn đề họ không tìm được trong các phim của Việt Nam? Tôi nghĩ những gì bộ phim phản ánh không chỉ là của giới trẻ Thái. Tôi thấy cả hình ảnh của những người trẻ Việt Nam trong đó. Vấn đề là công chúng lớn tuổi có chịu nhìn nhận thực tế đó hay không mà thôi”.
Không thể ngăn giới trẻ xem phim |
Mi Ly
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất