Út Hoa khắc họa thân phận người

06/07/2022 21:29 GMT+7 | Văn hoá

Triển lãm Gương mặt của họa sĩ Út Hoa diễn ra tại Red Door (151/3 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM) từ ngày 7/7 cho đến hết tháng 8/2022. Trưng bày hơn 20 bức tranh với nhiều kích thước khác nhau, nhưng hầu hết đều là những ký hoạ vẽ trên giấy được sáng tác từ 2013 đến 2022.

Nhà đấu giá quốc tế Sotheby’s lần đầu triển lãm tại Việt Nam

Nhà đấu giá quốc tế Sotheby’s lần đầu triển lãm tại Việt Nam

Triển lãm Timeless Souls: Beyond the Voyage - Hồn xưa bến lạ, do Sotheby’s tổ chức, Ace Lê giám tuyển.

Một thời gian khá dài, có thể đưa đến những chuyển biến, thay đổi bất ngờ lẫn không bất ngờ trong đời sống của một con người.

Chú thích ảnh
Bức tranh "Đêm" của Út Hoa

Họa sĩ Út Hoa là một trong số không nhiều họa sĩ Việt Nam theo phong cách hội họa biểu hiện chọn chân dung làm chủ đề sáng tác chủ yếu trong sự nghiệp của mình. Có thể coi đó là một chọn lựa táo bạo và dũng cảm vì cơ thể nói chung, gương mặt con người nói riêng, không hẳn là đối tượng ưu tiên hàng đầu của hội họa trong việc tìm kiếm cái đẹp.

Chú thích ảnh
Họa sĩ Út Hoa

Những chân dung của Út Hoa thực hiện phần lớn đều là chân dung của phụ nữ. Hai mươi bức tranh trong triển lãm mô tả những khía cạnh khác nhau trong đời sống của phụ nữ. Nhưng làm nên sự khác biệt trong những bức chân dung của Út Hoa chính là đường lối tượng hình (figuration).

Ở đây họa sĩ không nhằm tìm kiếm, thể hiện một thực tại vật lý của cơ thể, cái mà nhiếp ảnh sẽ làm tốt hơn rất nhiều lần, mà chủ yếu chính là để khắc họa nên thân phận của con người.

Chú thích ảnh
Tập trung khắc họa phận người

Để thực hiện điều này Út Hoa chọn lấy từ thực tại những (hoặc một vài) yếu tố chủ chốt, từ đó tạo ra một khoảng cách cần thiết để khách thể hóa thực tại đó bằng hình tượng theo đúng phong cách của trường phái biểu hiện. Hãy chú ý đến nét mặt, chân, bàn chân, bàn tay, thế đứng/ngồi/nằm của đối tượng trong tranh của Út Hoa.

Chú thích ảnh

Người ta không thể tìm thấy ở những bức chân dung này cái đẹp truyền thống, tròn trịa, mỹ miều, thơ mộng của cơ thể. Chỉ có ở đó những hình tượng xấu xí, thô kệch làm méo mó cơ thể và cử chỉ của con người. Nó cho thấy một đời sống thực sự khốn cùng, đau đớn và sự mỏng manh, yếu ớt của con người khi đối diện với chính mình.

Người xem tranh của Út Hoa có thể liên tưởng đến Francis Bacon, Lucian Freud hoặc Egon Schiele… bởi yếu tố khốc liệt, nhưng ở Út Hoa vẫn còn vương vấn ít nhiều sự mềm mại, nữ tính. Cô thiếu một sự quyết liệt đến tận cùng để có thể đi từ sự méo mó của cơ thể đến phủ nhận hình tượng của con người trong chính tranh của mình.

Chú thích ảnh

Điều đó, nếu tinh ý, người xem dễ dàng nhận ra ở những bức tranh sáng tác gần đây nhất của Út Hoa. Ở những tác phẩm này, người ta không còn bắt gặp những nét vẽ cứng, trần trụi, sần sùi, thô tháp, mà đã bắt đầu xuất hiện những nét trau chuốt mềm mại. Không còn những nét mặt rúm ró đớn đau, mà đã có những gương mặt đăm chiêu, lắng đọng. Bức tranh Đêm là một điển hình. Đã thấy có con chim nhỏ xuất hiện trên cánh tay cô gái, điều chưa từng có trong những bức tranh trước đây của Út Hoa.

Một dấu hiệu của sự đổi thay về phong cách? Hay đã có những đổi thay trong cái nhìn của cô về đời sống này? Bao dung hơn, suy tư hơn và cũng khổ đau đến tận cùng hơn?

Vũ Thành Sơn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link