04/03/2013 08:47 GMT+7 | Thế giới
Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định chỉ những người đang đi học mới thuộc diện hoãn nhập ngũ. Thông tư 13 chỉ một lần nữa tái khẳng định: Những người chưa thực sự học thì chưa đủ điều kiện để hoãn, người đang thực sự học thì được hoãn. Vì thế, dù đã trúng tuyển đại học, cao đẳng hoặc đang chờ nhận giấy báo nhập học nhưng có giấy báo nhập ngũ thì phải ưu tiên nhập ngũ trước.
“Bộ Quốc phòng đang có chủ trương báo cáo Chính phủ để Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về việc sửa luật. Nếu được Quốc hội thông qua trong chương trình kỳ họp về xây dựng pháp luật thì năm 2014 mới bắt đầu thực hiện. Việc xây dựng Luật Nghĩa vụ quân sự mới chắc chắn sẽ điều chỉnh, thay đổi quy định liên quan đến đối tượng miễn, hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự thời bình sao cho hợp lý nhất” - vị đại diện Ủy ban Quốc phòng - An ninh nói.
Không có sự phân biệtTheo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên tư lệnh Quân khu 4 (Bộ Quốc phòng), điều 77 Hiến pháp 1992 quy định “công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia quốc phòng toàn dân”. Tuy nhiên, bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được lấy ý kiến nhân dân đã bổ sung một nội dung mới: “Thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định”.
Điều đó cho thấy những suy nghĩ của ban soạn thảo đạo luật gốc - ảnh hưởng tới toàn bộ các luật khác về sau - trong tình hình xây dựng đất nước hiện nay là bên cạnh việc thực hiện nghĩa vụ xây dựng quốc phòng toàn dân, nhập ngũ để sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc khi cần thiết còn có việc thực hiện những nhiệm vụ khác để xây dựng Tổ quốc về mặt kinh tế, chính trị vững mạnh.
Đại tá Nguyễn Minh Diệp, Cục Quân lực (Bộ Quốc phòng), cho biết trong đợt tuyển nghĩa vụ quân sự sắp tới (dự kiến vào tháng 8), nam thanh niên trong độ tuổi từ 18-25 ở các địa phương sẽ được gọi khám sức khỏe. Tùy theo yêu cầu huấn luyện, các địa phương sẽ được giao số lượng tuyển quân.
“Nam ca sĩ, người mẫu hay diễn viên dù đã đi làm nhưng không tham gia học ở các trường lớp theo quy định thì không thuộc diện được miễn, đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự và vẫn phải nhập ngũ bình thường, không có sự phân biệt nào cả” - ông Diệp nói.
Cần kịp thời phản ánh hiện tượng tiêu cực Theo đại tá Nguyễn Minh Diệp, nếu người dân phát hiện những thanh niên đủ tiêu chuẩn nhưng không được gọi đi khám sức khỏe hoặc có dấu hiệu vi phạm, tiêu cực trong việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự (kể cả con em quan chức) thì phản ánh ngay tới chính quyền địa phương. Nếu phát hiện cán bộ làm công tác tuyển chọn, khám sức khỏe lợi dụng quy định về nghĩa vụ quân sự thời bình để vòi vĩnh, sách nhiễu thì người dân phản ánh ngay tới cấp lãnh đạo chính quyền địa phương hoặc ban chỉ huy quân sự quận, huyện để có điều kiện xác minh, xử lý kịp thời. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất