19/05/2015 07:00 GMT+7 | Văn hoá
Ở Việt Nam, xu hướng Googling không phát lộ mạnh mẽ như nhiều nước trên thế giới. Nhưng tìm kiếm dịch vụ đặt tên cho trẻ con thì đâu cũng thấy.
Từ mạng xã hội đến... thầy xem tên
Gõ vào trang tìm kiếm Google cụm từ “tìm thầy đặt tên cho con” trong 0,77 giây đã cho ra 739.000 kết quả; cụm từ “đặt tên con theo tuổi bố mẹ” trong 0,47 giây cho ra 640.000 kết quả; còn với cụm từ “dịch vụ đặt tên cho con” kết quả cho thấy còn “khủng” hơn, khoảng 763.000 kết quả (0,33 giây)…
Điều này cho thấy tâm lý của các bậc cha mẹ trong việc đặt tên cho con đang ngày càng trở nên quan trọng. Nhưng sự thật cái tên có làm nên những điều tốt đẹp hay không thì ngay cả Google cũng… không cho ra được kết quả.
Tuy nhiên, ngoài việc “cầu cứu” mạng xã hội, không ít gia đình còn “đầu tư” cả công sức, thời gian, tiền bạc... với mục đích tìm cho con cháu cái tên hay cùng hy vọng con cháu mình sẽ sung sướng, hạnh phúc. Bà Yến (Quận Đống Đa - Hà Nội) cho biết, cháu bà có tận... 20 cái tên từ khi mới là hài nhi 5 tháng tuổi.
Việc tìm thầy xem tên cũng lắm bi hài. Trên một diễn đàn, chị S. chia sẻ từng khóc tu tu khi bị thầy “phán” tên con của chị không hay, mang điềm xấu cho gia đình. Trong khi đó, chị H. thì tỏ ra bức xúc khi kể chuyên từng tốn thời gian tìm thấy xem tên nhưng hóa ra thầy toàn cho tên giống nhau, lại còn yêu cầu về đổi tên của cả... ông bà.
Đó là chỉ là một vài ví dụ để chứng minh cho xu hướng đặt tên đang ngày càng phổ biến ở thành thị. Song, với các tộc người thiểu số ở Việt Nam với phần lớn chưa tiếp cận nhiều với internet, không biết đến Google nên khi đặt tên họ dựa vào tâm linh là chính. Nhưng chính việc duy trì những nghi thức đặt tên “không giống ai” ấy từ đời này qua đời khác đã góp phần lưu giữ lại truyền thống, bản sắc văn hóa của chính dân tộc họ chứ không bị “xê dịch” như phong trào ngoại hóa, chủ nghĩa thần tượng trong cách đặt tên ở một số nơi khác.
Người Dao ở Yên Bái đặt tên cho người mới sinh 2 lần. Lần thứ nhất là do ông bà, cha mẹ đặt sau khi đứa trẻ sinh được 2-3 ngày. Tên này chỉ được sử dụng khi còn nhỏ, gọi là tên trẻ con. Lần đặt tên thứ 2 được đặt trong lễ cấp sắc hoặc trong dịp tết Nguyên đán khi đứa trẻ khoảng 12 đến 16 tuổi. Trong lễ này, thày cúng và bố (hoặc anh cả) của người thụ lễ chọn 2 đến 3 tên định sẵn, mỗi tên được ghi vào một mẩu giấy nhỏ, gấp lại rồi đặt lên đàn cúng. Thầy cúng khấn thần thánh, gia tiên xin từng tên cho người thụ lễ. Nếu thầy đọc tên lên và xin âm dương được thì có nghĩa tên đó đã được thần thánh chấp nhận. Nếu xin âm dương không được thì tiếp tục chọn những tên khác cho đến khi nào được mới thôi.
Độc đáo không kém người Dao hay vô vàn phong tục đặt tên của các dân tộc khác, người La Chí ở Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) khi đặt tên cho con lại trông cậy vào... củ gừng.
Trong lễ đặt tên, thầy cúng nhẩm tên sẽ đặt cho đứa trẻ, và bói xem tổ tiên có chấp chấp nhận tên đó hay không bằng cách dùng củ gừng treo vào sợi chỉ. Thầy cúng cầm đầu dây phía trên, cúng trước mâm lễ vật, nếu củ gừng đó dao động theo một hướng tức là tổ tiên đã nhận. Nếu củ gừng dao động không đều thì tức là tổ tiên chưa về hoặc chưa đồng ý với cái tên đã được “đề cử” trước đó.
Đừng để tên Việt ngoại lai
PGS - TS Hoa cũng cho rằng, hiện nay nhiều người dùng tên những nghệ sĩ nổi tiếng để đặt tên con. Các tên như Thanh Nga, Kiều Chinh, Thanh Thúy, Nguyễn Cao Kỳ Duyên... được ái mộ nên xuất hiện nhiều. Xu hướng này có ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc nhưng không sao vì đó là những tên hay, đã được chọn lọc. Còn những tên nước ngoài, nhất là tên phương Tây ít được ái mộ hơn nên không đáng lo.
Ông Hoa cũng cho rằng, xu hướng toàn cầu hóa sẽ còn ảnh hưởng nhiều đến việc đặt tên cũng như các lĩnh vực khác. Dù người Việt cũng cảm thấy xa lạ với cách dùng tên kiểu phương Tây, song đừng để tên Việt cũng ngoại lai...
(Còn nữa)
Phạm Huy Ngọc
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất