Ca khúc 'Time In A Bottle' của Jim Croce: Gói ghém và vụt mất

03/08/2018 19:25 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - “Khi bạn muốn làm gì, thời gian dành cho nó sẽ chẳng bao giờ là đủ”. Jim Croce đã hát như vậy và cũng đã cố tích cóp tất cả cho gia đình nhỏ yêu thương. Để rồi tất cả, mong manh như chính cách Jim hát Time In A Bottle, vỡ tan tựa bong bóng chỉ sau một khoảnh khắc kinh hoàng...

Time In A Bottle bất đắc dĩ phải lãnh vị trí “bản hit cuối cùng trong sự nghiệp” của Jim Croce. Vẫn là một khúc tình ca trong khu rừng tình đậm hương của Jim Croce, đẹp đấy mà lại như đang “rỉ máu”.

Nếu có thể cất giữ thời gian…

Hầu như tất cả tình ca của Jim Croce đều viết dựa trên cảm hứng từ vợ - Ingrid Croce. Time In A Bottle cũng vậy. Ca khúc ra đời vào thời điểm Jim biết vợ có “tin vui” - đứa con duy nhất của họ. Ingrid kể, lúc đó trông Jim “vừa hoảng hốt vừa sung sướng”. Đó là vào tháng 12/1970.

Jim Croce không phải người giỏi thể hiện tình cảm bằng lời. Khi có cảm xúc quan trọng cần bộc bạch anh sẽ gửi hết vào giai điệu, luôn là vậy. Time In A Bottle có thể xem là lời cảm ơn mà Jim dành cho người vợ đã ở bên 6 năm và sắp sinh con cho mình.

Chú thích ảnh
Đĩa đơn “Time In A Bottle”

Ngay buổi tối khi biết tin, lại 1 mình Jim trong căn bếp với cây đàn. “Nếu có thể cất giữ thời gian trong một cái chai. Điều đầu tiên anh làm, là dành mỗi ngày, cho đến tận cùng của thời gian, để ở bên em”. Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn, vui mừng, hạnh phúc hay lo lắng, tựu trung lại vẫn chỉ còn đó tình yêu dạt dào. Họ đã bên nhau 6 năm, và Jim thì vẫn không nguôi dành những lời lẽ tán tụng cho hạnh phúc của đời mình.

Nhưng tình yêu của họ cũng không phải là bức tranh cổ tích không tì vết. Trong cuốn tự truyện I Got A Name, Ingid Croce đã không ngần ngại nhắc đến vết nhơ lớn nhất trong mối quan hệ khiến cô phải ôm nỗi mặc cảm vô cớ còn Jim cũng trải qua cơn phẫn nộ đầy lộn xộn.

Trong thời gian học tại Mexico, Ingrid từng bị hiếp dâm. “Sau sự việc, tôi nghĩ cái cách mà anh ấy cảm nhận về 2 đứa đã hoàn toàn bị huỷ hoại. Cũng thật khó cho anh, khó cho cả tôi nữa. Một sự việc như vậy thời điểm bấy giờ luôn được cho là lỗi của phụ nữ, dù bất kể chuyện gì xảy ra. Đối với Jim, tôi biết đó là cảm xúc phẫn nộ mà thực tâm anh cũng không hiểu đích xác là vì sao” - Ingrid viết trong hồi ký.

Rồi bóng đen quá khứ cũng dần mờ, đứa con sắp chào đời mang đến bước ngoặt mới cho mối quan hệ của họ. Có con, trong khi Ingird phải nghỉ ca hát sau sinh và chỉ duy trì việc viết lách, gánh nặng tài chính buộc Jim Croce phải có trách nhiệm hơn. Ban đầu anh tìm đến những việc ngoài như lái xe tải, dạy đàn… để có thời gian với gia đình. Nhưng một lần nữa quyết tâm với âm nhạc sau khi gặp được “tri kỉ” - nhạc công guitar Maury Muehleisen.

Tuy nhiên đây đúng ra lại là con dao 2 lưỡi. Vòng xoáy công việc đã lôi Jim ra khỏi nhà hàng tháng trời với mức thu nhập lẹt đẹt (chỉ khoảng 200 đô la/tuần). Người đàn ông vốn đã kiệm lời, lại càng bị “đày ải” bởi áp lực.

Chú thích ảnh
Jim Croce (phải) và vợ - Ingrid Croce

Nốt tình ca

Time In A Bottle vốn không được dự tính để cho ra mắt dưới dạng một đĩa đơn mà chỉ là một track trong album You Don’t Mess Around With Jim, ra mắt năm 1972.

Ca khúc cũng được sử dụng trong phim She Lives, lên sóng 12/12/1973, kể câu chuyện về người phụ nữ chống chọi với bệnh ung thư.

Mang âm hưởng folk rock và vòng hoà thanh bắt tai, Time In A Bottle vẫn đẹp, từ giai điệu đến ca từ như bao tình ca khác mà Jim Croce đã ru tai các cặp tình nhân. Nó ánh lên vẻ đẹp từ một miền ảo vọng xa vời, phảng phất trong chất giọng trầm kha của Jim. Nơi đó có thứ phép màu níu giữ được thời gian mà trên thực tế, Jim Croce đã bất lực với chính mình.

Tháng 9/1973, chiếc phi trên đó chở Jim Croce và Maury Muehleisen gặp tai nạn tại Louisiana (Mỹ). Không một ai sống sót. Thảm kịch chôn vùi 2 tài năng âm nhạc đang ở độ rực rỡ, và cướp đi cha của một đứa trẻ chuẩn bị đón sinh nhật 2 tuổi chỉ trong 1 tuần sau đó.

Sau cái chết bất ngờ và thương tâm của Jim Croce và Maury Muehleisen, lượng nghe tăng đột biến và nhu cầu về một đĩa đơn cũng vậy. Chính thức là đến tháng 11/1973, Time In A Bottle tái ra mắt dưới dạng đĩa đơn. chưa đầy 1 tháng sau, ca khúc chiếm vị trí số 1 BXH Billboard, giữ vững trong vòng 2 tuần.

Cũng không thể không nhắc đến vai trò của Maury Muehleisen, với tiếng guitar đã nâng đỡ giai điệu của Jim Croce, phủ lên ca từ của Jim một thứ ánh sáng đầy mê hoặc. Không ai hiểu âm nhạc của Jim Croce như Maury. Sự nghiệp âm nhạc của Jim Croce có thể nói là đã sang một trang mới kể từ khi anh gặp được Maury.

Terry Cashman, nhà sản xuất của Croce, nhận xét: “Jim và Maury đến với nhau và bỗng dưng Jim viết ra được những ca khúc tuyệt vời, còn Maury cũng sáng tác những giai điệu guitar mê hoặc. Chỉ với 2 cây guitar, họ giống như một dàn nhạc giao hưởng”.

Nhưng đáng tiếc, cả Jim Croce lẫn Maury Muehleisen đều không còn sống để chứng kiến những lời tán dương như vậy nữa.

Jim Croce từng tham chiến tại Việt Nam

Jim Croce (tên thật: James Joseph Croce, sinh năm 1943, mất năm 1973), là ca/nhạc sĩ chuyên trị thể loại folk - rock người Mỹ.

Anh sinh ra và lớn lên ở Pennsylvania, Mỹ. Không hề coi âm nhạc là một thứ gì đó nghiêm túc trong cuộc đời, Jim Croce lập ban nhạc để biểu diễn “cho vui” tại các bữa tiệc, quán cà phê hay một vài trường lân cận, chơi “bất cứ thứ gì được yêu cầu: blues, rock, a cappella, railroad music…”.

Jim Croce ra mắt album đầu tiên - Facets - vào năm 1966 với 500 bản, được sản xuất bằng tiền mừng đám cưới từ bố mẹ anh. Mục đích của ông bà Croce là Jim sẽ từ bỏ âm nhạc khi thấy sự thất bại của album, và tận dụng tấm bằng đại học để theo đuổi một công việc “đáng giá”.

Tuy nhiên, với 500 bản được bán hết sạch, họ đã từ bỏ ý định. Jim Croce lập nhóm song ca với vợ - Ingrid Croce từ giữa những năm 1960, đến đầu thập niên 1970 thì nghỉ vì Ingird sinh con.

Năm 1968, vợ chồng Croce quyết định từ bỏ nền công nghiệp âm nhạc ở New York, bán hết nhạc cụ chỉ để lại mỗi chiếc guitar và chuyển về quê Pennsylvania. Tại đây, Croce bị buộc phải làm đủ thứ việc, từ lái xe tải, phụ hồ hay dạy đàn để trả hoá đơn, trong khi vẫn nuôi dưỡng đam mê âm nhạc và sáng tác. Những đề tài sáng tác của Jim thường bắt nguồn từ đời sống, như một vài người vô tình gặp ở quán bar, trạm dừng xe buýt hay trải nghiệm khi đi làm các công việc bên ngoài. Những chất liệu này đã góp phần tạo nên các ca khúc như Big Wheel hay Workin At The Car Wash Bushes…

Jim Croce từng có thời gian phục vụ trong quân đội Mỹ tại cuộc chiến tranh Việt Nam, khoảng 4 tháng vào năm 1966, sau đó trở lại và tiếp tục đi hát.

Năm 1970, anh gặp guitarist kiêm nhạc sĩ Maury Muehleisen, bắt đầu một giai đoạn rực rỡ với hàng loạt hit tên tuổi như I Got A Name, I'll Have To Say I Love You In A Song hay Time In A Bottle.

Qua đời vì máy bay tông cây hồ đào

Jim Croce qua đời khi chỉ vừa tròn 30 tuổi, vào tháng 9/1973 trong một tai nạn máy bay thảm khốc. Chiếc phi cơ chở Jim, Maury Muehleisen và khoảng 5 người khác di chuyển giữa 2 điểm biểu diễn và bị rơi ở Louisiana (Mỹ).

Kết quả điều tra cho thấy chiếc máy bay bị hư hại do va chạm với một cây hồ đào ở cuối đường băng cất cánh. Phi công đã không cho máy bay đạt đến độ cao cần thiết để tránh cái cây, dù buổi tối hôm đó thời tiết quang đãng và không có gió mạnh.

Ca khúc 'If': Vẻ đẹp 'thoát tục' vượt thời gian

Ca khúc 'If': Vẻ đẹp 'thoát tục' vượt thời gian

“If… you don’t have If in your life” (Nếu cuộc đời ông không có “nếu”), một cây viết âm nhạc từng bâng quơ đặt ra giả thiết này với David Foster. Đáp lại, vị nhạc sĩ nay đã ở tuổi ngoài 60 chỉ trầm ngâm: “Tôi biết nghĩ sao đây. Nó là điều kỳ diệu nhất mà tôi có trong cuộc đời”.

Hà My

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link