19/03/2016 20:00 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) - Lễ hội hoa anh đào – mai vàng Yên Tử với chủ đề “Hội nhập – hợp tác và phát triển” đang diễn ra tại Quảng trưởng 30/10 TP Hạ Long.
Thay vì dùng hoa giả như mọi năm, năm nay ban tổ chức đã đem đến lễ hội 50 cây hoa anh đào thật được chuyển về từ Nhật Bản. Không chỉ có vậy, ngày hội hoa năm nay còn có sự xuất hiện của 80 cây hoa mai vàng Yên Tử. Đây được coi là loài hoa quý hiếm và là biểu tượng của người dân Quảng Ninh.
Mai vàng Yên Tử là sản phẩm quý hiếm, sản phẩm riêng có của vùng non thiêng Yên Tử, gắn với lịch sử và sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Đây là loài hoa thuộc họ mai nhưng điều đặc biệt mai vàng Yên Tử có 5 cánh, màu vàng chanh, cánh hoa hình rẻ quạt, mỏng, viền cánh hoa lượn sóng và xếp thưa, tách rời nhau và có mùi thơm dịu.
Nhiều ý kiến cho rằng mai vàng Yên Tử có được những đặc điểm trên vì vùng núi Yên Tử có địa hình, địa mạo và vùng tiểu khí hậu khác biệt.
Theo một số vị cao niên kể lại, khoảng những năm 1285-1288, sau khi vua Trần Nhân Tông dẹp xong giặc phương Bắc ông đã truyền ngôi vua cho con trai và lên núi Yên Tử để tu hành.
Chính nơi này ông đã sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử và phát động các tín đồ Phật tử trồng cây mai vàng.
Sau nhiều năm được bàn tay các tín đồ Phật tử chăm sóc và sự ưu ái của thiên nhiên, từ những cây mai nhỏ bé đã thành các khu rừng mai rộng lớn. Theo mốc thời gian đó, đến nay, các khu rừng này đã gần 800 năm tuổi. Mai vàng phân bố, có mặt ở khắp mọi nơi quanh núi yên tử.
Có lẽ cũng chính vì những đặc điểm và những câu chuyện gắn liền với lịch sử dân tộc đó mà Ngày 18 tháng 12 năm 2013, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3463/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00040 cho sản phẩm hoa mai vàng Yên Tử nổi tiếng.
Ngoài ra mai vàng Yên Tử còn được coi là loại hoa gắn với tâm linh mang lại nhiều điều tốt là lành, may mắn cho người chơi.
Sĩ Phạm
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất