09/02/2012 12:05 GMT+7 | Văn hoá
(TT&VH Online) - Không kể đường xá xa xôi, hàng vạn người dân sáng ngày 17/1 (âm lịch) đổ xô về xã Hải Lựu (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) chứng kiến những màn tranh tài nảy lửa của các “chiến ngưu”.
Hàng vạn người đổ về Hải Lựu xem chọi trâu khiến toàn bộ khu vực SVĐ của xã không còn một chỗ trống nào. Người dân không kể bẩn, bùn đất đi xem chọi trâu Dù cho trời không mưa nhưng khu vực sân rất lầy lội. Hội chọi trâu ở Hải Lựu là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời. Tương truyền hội có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Thời ấy triều đình Nam Việt của Triệu Đà bị quân Hán sang xâm lược. Quân Triệu tan rã, thừa tướng của nhà Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi rừng Hải Lựu tính kế chống giặc. Mỗi lần thắng giặc, để động viên quân sĩ, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu. Trâu sau khi chọi xong được đem làm thịt để khao quân. Hằng năm, cứ đến ngày 16,17 tháng Giêng người dân trong xã lại nô nức tổ chức lễ hội chọi trâu vừa để tưởng nhớ đến công ơn của thừa tướng Lữ Gia vừa là hoạt động văn hóa truyền thống, khích lệ tinh thần người dân địa phương bước vào năm mới. Khác với lễ hội chọi trâu khác, trâu chọi thường do các cá nhân hoặc các xã trong một huyện mua về chăm sóc nuôi dưỡng. Còn ở Hải Lựu trâu chọi được gọi là các "ông Cầu". Các "ông Cầu" được các xóm, thôn, làng, họ tộc, hay các tổ chức cựu chiến binh, người cao tuổi... nuôi dưỡng, huấn luyện. Để có những “ông cầu” phục vụ vào đúng lễ hội, ngay từ đầu năm trước, những người nuôi trâu chọi phải đi khắp các tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Lào Cai… để tìm mua trâu tốt và huấn luyện theo những phương pháp đặc biệt. Đến tháng 9 âm lịch, các chủ trâu phải làm lễ tấu trình ở vọng đài tưởng niệm tâm linh để kính cáo với thánh thần là trâu được tham gia vào lễ hội. Đến ngày 15 tháng Giêng, tất cả các trâu tham gia thi đấu đều phải làm lễ trước Thành hoàng làng. Các "ông Cầu" được lựa chọn cẩn thận và huấn luyện kỹ càng nên khi xung trận rất hăng, sẵn sàng chiến đấu đến cùng với đối thủ. Các "ông Cầu" có 4 miếng đánh cơ bản: Bổ đao, xung trận lao thẳng vào đối thủ, đòn này cũng là đòn phủ đầu thuộc về những "ông cầu" có tính khí hung tợn; Móc mắt, thuộc về những chiến ngưu có sừng ngắn, khôn khéo trong việc tiến, lui, đợi đối thủ sơ hở là dùng sừng ra đòn độc thủ; Ngáng chân, lừa miếng làm đối thủ vấp ngã; Khoá sừng quật ngã đối thủ, sở trường này của những "ông Cầu" có sừng dài". Trâu nào cũng dũng mãnh nên để quật ngã được đối phương là không hề dễ dàng Tuy nhiên, trong cuộc chiến một mất một còn của các "ông Cầu" vẫn phải có kẻ thắng, kẻ thua và nhiều trường hợp kẻ yếu bị đuổi đến cùng. Một chú trâu mắt hừng hực lửa chiến đấu dù cho đã bị dính khá nhiều đòn rách cổ. Đặc biệt, dù thắng hay thua, những “ông Cầu” sau đó đều được mổ thịt, bán rộng rãi cho người tham dự lễ hội. Mỗi kg thịt trâu được bán với giá khá cao, từ 250.000 - 700.000 đồng nhưng vẫn rất đắt khách mua. |
Vũ Ngọc
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất