Văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng 2021

26/02/2021 16:00 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, tục xưa gọi là Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này, người Việt thường đặc biệt chú ý đến các nghi lễ cúng bái trong dịp này, trong đó có việc phóng sinh.

Văn khấn Rằm tháng Giêng tại nhà, Bài cúng rằm tháng Giêng tại chùa năm Tân Sửu

Văn khấn Rằm tháng Giêng tại nhà, Bài cúng rằm tháng Giêng tại chùa năm Tân Sửu

Theo phong tục của cha ông để lại, thì cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm tức 15 âm lịch là tốt nhất. Còn nếu với ai không sắp xếp được công việc để cúng vào đúng giờ thì có thể cúng trước đó 1 ngày, tức 14 tháng Giêng.

Phóng sinh như thế nào mới đúng cách?

Theo quan niệm của Phật giáo, việc phóng sinh dựa trên nền tảng của giáo lý Phật giáo là luật nhân quả. Người sát sinh nhiều sẽ mang theo nghiệp giảm thọ, mang thân bệnh tật. Ngược lại, người phóng sinh nhiều thì sẽ được công đức về sức khỏe, tăng tuổi thọ.

Việc phóng sinh còn có ý nghĩa sâu xa là phóng thích những cái tâm ô uế như cái tâm tham, cái tâm đố kị, hơn thua và thù hận ra khỏi đầu để được tự do, thanh thản trong tâm tưởng.

Văn khấn Rằm tháng giêng, Cúng Rằm tháng giêng, Cúng phóng sinh Rằm tháng giêng, Bài cúng Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh

Việc phóng sinh có thể được thực hiện mọi lúc mọi nơi, không nhất thiết phải thực hiện chỉ trong ngày Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, phóng sinh đầu năm thường để cầu cho sức khỏe, may mắn, mọi việc theo sở nguyện.

Người ta thường phóng sinh cá chép, cá cảnh, chim sẻ, chim ri, bồ câu, cua, lươn, ốc, rùa, ... Khi thả chim, cá... về với môi trường thiên nhiên cần làm đúng nơi đúng chỗ, đúng thời điểm để chúng sống được.

Những điều cần lưu ý khi phóng sinh:

- Việc phóng sinh cần xuất phát từ lòng từ bi, tâm trong sáng. Nếu cúng phóng sinh tại nhà thì nên làm lễ cúng ngắn gọn, chờ hương tàn 1/3 và mang các con vật đi thả.

- Khi phóng sinh cần thực hiện âm thầm, nên chọn nơi vắng vẻ để không khởi lên lòng tham của những người săn bắt.

- Nên chọn địa điểm thuận lợi để các con vậy có thể sống được sau khi phóng sinh về môi trường tự nhiên, chẳng hạn như không thả cá ở nơi ao tù, nước đọng hay nguồn nước bẩn mà nên chọn môi trường sạch sẽ.

- Không nên thả những con vật có thể gây hại cho môi trường và con người như rắn độc, rắn hổ mang, ốc bươu vàng, chuột...

- Việc phóng sinh cần phù hợp với môi trường. Không xả rác thải, túi nilong một cách bừa bãi tại khu vực thả. Sau khi thả sinh vật thì nên chờ nó bơi khuất thì hãy đứng dậy đi về.

Văn khấn Rằm tháng giêng, Cúng Rằm tháng giêng, Cúng phóng sinh Rằm tháng giêng, Bài cúng Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh

Cần phải đọc văn khấn phóng sinh?

Cúng phóng sinh được đánh giá là một trong những nét văn hóa nhân văn của người dân Việt Nam.

Có ý kiến cho rằng, mục đích của việc cúng phóng sanh để tạo xóa bỏ những nghiệp ác của bản thân và gia đình trong quá khứ và bổ sung thêm phước lành. Đồng thời cũng giúp cho các loài vật được xám hối và hướng về đạo Phật.

Ý nghĩa nhân văn đằng sau việc đọc văn cúng phóng sinh chính là thể hiện sự nhân hậu cũng như các loài đều bình đẳng như nhau.

Dưới đây là bài văn cúng phóng sinh thường được các gia đình sử dụng để cúng lễ:

Bài văn khấn cúng phóng sinh tại nhà

Chúng sanh nay có bấy nhiêu

Lắng tai nghe lấy những lời dạy răn

Các ngươi trước lòng trần tục lắm

Nên đời nay chìm đắm sông mê

Tối tăm chẳng biết làm lành

Gây bao tội ác, lạc vào trầm luân

Do vì đời trước ác tâm

Nên nay chịu quả khổ đau vô cùng

Mang, lông, mai, vẩy, đội sừng

Da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh

Do vì ghen ghét, tham sân

Do vì lợi dưỡng hại người làm vui

Do vì gây oán chuốc thù

Do vì hại vật, hại sanh thoả lòng

Do vì chia cách, giam cầm

Do vì đâm thọc chịu bao khổ hình

Cầu xin Phật lực từ bi

Lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương

Nay nhờ Tăng chúng hộ trì

Kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau

Hoặc sanh lên các cõi trời

Hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành

Hoặc sanh lên được làm người

Biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…..

Chúng sanh Quy y Phật

Chúng sanh Quy y Pháp

Chúng sanh Quy y Tăng….

Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần)

Bài văn khấn cúng phóng sinh

Nam Mô Bồ Tát Hương Cửng Dường!

Nam Mô Bồ Tát Hương Cúng Dường!

Nam Mô Bồ Tát Hương Cúng Dường!

Nguyện đem lòng thành kính.

Gởi theo đám mây hương.

Phưởng phất khắp mười phương.

Cúng dường ngôi tam bảo.

Thề trọn đời giữ đạo.

Theo tự tánh làm lành.

Cùng pháp giới chúng sanh.

Cầu Phật từ gia hộ

Tâm bồ đề kiên cố.

Xa bể khổ nguồn mê.

Chóng quay về bến giác

Nam Mô Bồ Tát Hương Cúng Dường!

Nam Mô Bồ Tát Hương Cúng Dường!

Nam Mô Bồ Tát Hương Cúng Dường!

Kính bạch chư vị Đại Giác ba đời hùng sư tác đại chứng minh.

Hôm nay có thiện nhân (tín nữ) thế danh là …………… phát tâm mua chuộc mạng các chúng sanh (tên các loài động vật) ….. đây để phóng thích.

Cúi mong tam bảo thường ở khắp 10 phương từ bi quang giáng đạo tràng này chứng minh gia hộ, cứu giúp cho các chúng sanh này luôn tin sâu tam bảo, thoát kiếp trầm luân, mạng căn dứt thác sanh vào đường lành, gặp chánh pháp tu hành sớm được giác ngộ giải thoát.

Ngưỡng nguyện trên tam bảo thường ở khắp 10 phương từ bi quang giáng chứng minh gia hộ (3 lần)

Nam Mô Bồ Tát Hương Cúng Dường!

Nam Mô Bồ Tát Hương Cúng Dường!

Nam Mô Bồ Tát Hương Cúng Dường.

 

Văn khấn Rằm tháng giêng, Cúng Rằm tháng giêng, Cúng phóng sinh Rằm tháng giêng, Bài cúng Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh

Mâm lễ Rằm Tháng Giêng gồm có

Ngày Tết Nguyên Tiêu các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm tháng Giêng: Lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên. Cúng Phật là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên vào giờ Ngọ, là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết.

Mâm lễ mặn gồm có

Năm lạng thịt vai luộc

Một bát canh măng

Một đĩa xào thập cẩm

Một đĩa nem

Một đĩa rau xào

Một đĩa giò

Một đĩa xôi gấc

Một đĩa hoa quả

Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu

Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên Tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy. Ngoài ra còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.

Bài Văn khấn cúng dâng sao giải hạn Rằm tháng Giêng

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu

Tín chủ (chúng) con là: ......................

Ngụ tại: ...............................................

Chúng con thành tâm có lời kính mời:

Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân

Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân

Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân

Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân

Văn Xương Văn Khúc tinh quân

Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn

La Hầu, Kế Đô tinh quân

Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời xán lạn

Chiếu thắp cõi trần

Xin các tinh quân

Lưu ân lưu phúc

Lễ tuy mọn bạc

Lòng thành có dư

Mệnh vị an cư

Thân cung khang thái

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Rằm tháng giêng, Cúng Rằm tháng giêng, Cúng phóng sinh Rằm tháng giêng, Bài cúng Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh

Những nguyên tắc cần phải nhớ khi cúng rằm Tháng Giêng

Dọn dẹp ban thờ

Khi dọn dẹp ban thờ lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin thần linh thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng. Điều này theo phong tục dân gian lý giải để tránh động ban thờ, tránh để thần linh quở phạt.

Không dùng hoa giả

Nên mua hoa tươi để dâng ban thờ, tuyệt đối không dùng hoa quả giả, hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

Phải sử dụng đồ mới để cúng

Các đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa... cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt.

Không nên dùng những đồ dùng đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.

Ngày Thượng nguyên-Rằm tháng Giêng có gốc gác thế nào?

Theo chuyện Phật thì ngày mùng một đầu tháng (âm lịch) và ngày rằm là ngày của các Phật. Do vậy Phật tử đều đến chùa dâng lễ vật cúng Phật vào hai ngày đó. Nhưng ngày mùng một ban đêm lại đen tối mịt mù, ngược lại đêm Rằm thì trăng soi vằng vặc. Nhất là đêm Rằm đầu tiên của một năm thì thiêng liêng lắm nên các Phật giáng lâm xuống mọi chùa chiền để độ trì cho mọi người tai qua nạn khỏi, phúc lộc đầy nhà.

Khoảng dăm bảy thế kỷ trở lại đây, có một thục tế rằng tín ngưỡng đạo giáo thâm nhập vào Phật giáo. Tôn giáo này coi Rằm tháng Giêng là ngày vía Thiên quan, là dịp may hãn hữu để làm lễ dâng sao giải hạn trừ tai ách. Do vậy các chùa cũng nhân ngày này dựng đàn tràng làm lễ dâng sao.

Văn khấn Rằm tháng giêng, Cúng Rằm tháng giêng, Cúng phóng sinh Rằm tháng giêng, Bài cúng Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh

Đàn tràng có 3 cấp. Trên cùng là Trời, Phật, Tiên, Thánh. Cấp giữa là các vì sao thủ mạng, theo đạo Giáo, mỗi con người hàng năm chịu ảnh hưởng của một vì sao nào đó. Cấp dưới cùng là các cô hồn chúng sinh lang thang vô định. Lễ vật thường là hoa quả, trầu cau, xôi oản, trà rượu và đồ vàng mã.

Đó chính cũng là lý do khiến thêm nhiều người đến cửa chùa để cầu xin may mắn, tránh tai ương.

Theo truyền thống Phật giáo, ngày rằm tháng Giêng là lúc Phật giáng lâm nên đây là ngày rằm quan trọng nhất năm, mang ý nghĩa lớn. Chính vì vậy mà vào rằm tháng Giêng, nhiều chùa lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu phát sinh an lành, hạnh phúc.

Ngoài ra, trong ngày này, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà và nhiều gia đình coi đây là ngày quan trọng trong năm nên cúng lễ rất chu đáo, cẩn thận.

Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm tháng Giêng, một là lễ cúng chay cho ban thờ Phật và hai là lễ cúng mặn cho ban thờ gia tiên. Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau.

Tết Nguyên Tiêu - Tết Trạng Nguyên

Tết Nguyên Tiêu - đêm trăng sáng đầu tiên của một chu kỳ xuân mới, ánh trăng chiếu rạng khắp miền hạ giới sau một mùa đông dài tối tăm, lạnh lẽo. Theo các nhà phong thủy, đêm này âm dương giao hòa đầy vượng khí, càn khôn thịnh phát nhất tại cực điểm, cây trái thuận thời thi nhau trổi dậy đâm chồi nẩy lộc, vạn vật hóa sinh.

Trăng Nguyên tiêu thanh bình, gió lành mơn man thổi nhẹ, không gian lãng đãng làm cho tâm hồn thi nhân thêm phấn chấn trước những thay đổi của cảnh sắc mây trời, hương thơm của cỏ cây hoa trái lan tảo khắp chốn nhân gian. Tết Nguyên Tiêu là men tố, là thời khắc gây nguồn cảm hứng thi ca bất tận.

Văn khấn Rằm tháng giêng, Cúng Rằm tháng giêng, Cúng phóng sinh Rằm tháng giêng, Bài cúng Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh

Vào dịp này, vua chúa có lệ ban lấy ngày Nguyên Tiêu là dịp để triệu tập các Trạng nguyên và những người đỗ đạt cao trong nước về kinh hội họp, đãi yến tiệc trong vườn Thượng Uyển.

Tại đây, các ông Trạng cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng họa, ứng đáp câu đối, thổi sáo chơi đàn, ca ngợi tạo hóa và triều đại, bởi vậy nên về sau người ta gọi là Tết Trạng nguyên; một ngày tết dành riêng để tôn vinh việc học hành. 

Nước ta vào thời Lý - Trần, triều đình có tổ chức Tết Trạng nguyên; đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông, Tết Trạng nguyên được tổ chức một cách trọng thể ở kinh thành Thăng Long, khắp cả trong cung ngoài phố múa hát đàn ca tưng bừng, cờ hoa trang hoàng rực rỡ.

Xưa kia, tại các nhà thờ họ, trưởng họ, trưởng tộc thường triệu tập những thanh niên học cao, hiểu rộng, có tài và đức lên đọc bản báo cáo thành tích một năm hoạt động với tổ tiên.

Qua đó để thấy được sự hưng vượng của dòng họ và giáo dục các thế hệ con cháu một cách tốt nhất.

Sau đó, các bô lão tổ chức ngắm trăng, thi đọc thơ hoặc chơi tổ tôm, tam cúc. Sau ngày này, họ thường cất hoặc đốt những bộ trò chơi này đi để thúc giục con cháu khởi động một năm mới làm việc chăm chỉ, thi cử đỗ đạt.

Văn khấn Rằm tháng giêng, Cúng Rằm tháng giêng, Cúng phóng sinh Rằm tháng giêng, Bài cúng Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh

Đối với bình dân, vào dịp Tết Nguyên Tiêu nhiều nơi thường mở hội làng, bằng nhiều loại hình dân gian, tổ chức lễ thắp đèn hoa, đua thuyền bơi trải, vật võ, có cả múa, hát, lục cúng hoa đăng…

Tết Nguyên tiêu - Tết của lửa và thơ

Từ xưa, đã có rất nhiều văn nhân thi sĩ yêu trăng như Mãn Giác Thiền Sư, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Cao Bá Quát… Và từ năm 2003, rằm tháng Giêng còn là Ngày Thơ Việt Nam.

Phật giáo trong hơn ngàn năm du nhập vào Việt Nam đã gắn kết các phong tục văn hóa của Việt. Rằm tháng Giêng không phải là một ngoại lệ, từ một ngày lễ hội có nguồn gốc từ Trung Hoa đã biến đổi thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người dân Việt thấm nhuần Phật pháp.

Rằm tháng Giêng là một trong 4 ngày rằm lớn trong năm mà người Việt, đặc biệt là Phật tử, thường viếng chùa lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.

Tiết Lập xuân, trời ấm, hoa nở, bướm phát triển. Sau đó, theo chu kỳ sinh trưởng của loài bướm, trứng bướm nở ra sâu, lan rộng khắp nơi phá hoại mùa màng. Vì vậy công việc cần thiết của nông dân lúc này là diệt sâu bọ. Trong những ngày đó (sau tiết Lập Xuân), họ sẽ đi ra đồng tập trung rơm rạ, lá khô đốt lên để diệt các loại côn trùng có hại.

Yếu tố lửa vẫn duy trì đến ngày nay thể hiện qua tục treo đèn lồng vào ngày này. Mặt khác, màu đỏ của lửa trong văn hóa Đông Á là màu dương, màu của sự sống, của sự nhiệt thành… Nó thích hợp với tâm lý vui tươi, phấn khởi của người dân trong những ngày đầu năm.

Yếu tố thơ được duy trì qua các hình thức sịnh hoạt thơ ca ở nhiều nơi. Ngày thơ Việt Nam nếu không có gì đột xuất thường được tổ chức tại Văn Miếu Hà Nội vào đúng Rằm tháng Giêng.

Ngày nay, Tết Nguyên Tiêu đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, thấm đẫm chất nhân văn ở cả thành thị lẫn nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ hay thăm viếng cảnh chùa, lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.

Văn khấn Rằm tháng giêng, Cúng Rằm tháng giêng, Cúng phóng sinh Rằm tháng giêng, Bài cúng Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh
Văn khấn Rằm tháng giêng, Cúng Rằm tháng giêng, Cúng phóng sinh Rằm tháng giêng, Bài cúng Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh
Văn khấn Rằm tháng giêng, Cúng Rằm tháng giêng, Cúng phóng sinh Rằm tháng giêng, Bài cúng Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh
Văn khấn Rằm tháng giêng, Cúng Rằm tháng giêng, Cúng phóng sinh Rằm tháng giêng, Bài cúng Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh
Văn khấn Rằm tháng giêng, Cúng Rằm tháng giêng, Cúng phóng sinh Rằm tháng giêng, Bài cúng Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh
Văn khấn Rằm tháng giêng, Cúng Rằm tháng giêng, Cúng phóng sinh Rằm tháng giêng, Bài cúng Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh
Văn khấn Rằm tháng giêng, Cúng Rằm tháng giêng, Cúng phóng sinh Rằm tháng giêng, Bài cúng Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh Rằm tháng giêng, văn khấn phóng sinh

Thảo Nhi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link