18/03/2017 15:03 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) - Lâu nay khán giả xem Hoài Linh với mong muốn tìm kiếm tiếng cười, nay xem phim Dạ cổ hoài lang (kịch bản: Thanh Hoàng, đạo diễn: Nguyễn Quang Dũng) sẽ được khóc... như mưa. Phim do Galaxy phát hành, dự kiến công chiếu từ ngày 24/3.
Hoài Linh nhiều lần diễn vai tâm lý, vai bi, nên việc vào vai Tư Lành không thật đáng ngại. Riêng danh hài Chí Tài thì tâm sự rằng anh bị choáng khi nghe lời mời vai Năm Triều, sợ khán giả cười khi xem thì uổng công sức. Anh nói: “Vì mấy chục năm diễn hài, nay đã thành bệnh nghề nghiệp rồi, nước mắt nuốt vào trong, nay diễn bi đâu phải chuyện đơn giản”.
Ra mắt cách đây 22 năm và sáng đèn cho đến tận bây giờ, vở kịch Dạ cổ hoài lang (kịch bản: Thanh Hoàng) đã trở thành kinh điển mới, với hơn 1.000 suất diễn tại Việt Nam và hải ngoại. Vở kịch này lấy cảm hứng từ bài ca cổ Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892 - 1976), ra đời từ khoảng 1917-1919.
Kịch cũng như phim xoay quanh chuyện đời của ông Tư và ông Năm, họ là láng giềng ở quê lúc ấu thơ, là tình địch lúc trẻ, tới già qua Mỹ ở viện dưỡng lão, cũng ở gần nhau. Mỗi lần họ gặp lại là ôn chuyện xưa, nhớ người tình chung, rồi hát Dạ cổ hoài lang, và khóc. Với những khán giả có tâm lý bình thường và từng hiểu vùng đất Nam bộ, đi xem Hoài Linh và Chí Tài hát Dạ cổ hoài lang, nhớ cầm theo khăn giấy, vì sẽ rơi nước mắt.
Xem kịch và phim Dạ cổ hoài lang khán giả sẽ thấy Hoài Linh ở một cung bậc và đẳng cấp khác, tinh tế, đầy cảm xúc. Chính những vai diễn như thế này (cũng như trong các vở Ra giêng anh cưới em, Người nhà quê…) đã làm cho Hoài Lình xứng đáng trọn vẹn với danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.
Trailer của phim Dạ cổ hoài lang:
Như Hà
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất