01/01/2012 11:10 GMT+7 | V-League
Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đang có những hành động ngoài tầm kiểm soát của VFF và bị Tập đoàn An Viên (AVG) – đơn vị nắm bản quyền truyền hình - đánh giá là “vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam”. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch VPF Nguyễn Đức Kiên cho biết VPF cũng đã ở trong tư thế sẵn sàng đem luật pháp ra giải quyết tranh chấp gay gắt này.
VFF tự ký, tự chịu
Phóng viên:VFF đã yêu cầu VPF phải tôn trọng hợp đồng về bản quyền truyền hình đã ký với AVG. Cơsở để VPF khẳng định quyền sở hữu với bản quyền truyền hình đang ngày càng đuối về lý lẽ?
- Ông Nguyễn Đức Kiên: Sau khi VFF có công văn yêu cầu chúng tôi tôn trọng bản quyền mà VFF đã ký với AVG, VPF đã có công văn trả lời là chúng tôi không chấp nhận bản hợp đồng mà VFF đã ký vì đó là bản hợp đồng không hợp pháp. Ngay sau đó, VFF đã có công văn thừa nhận việc họ ký hợp đồng này khi chưa xin ý kiến các CLB chuyên nghiệp.
Phó Chủ tịch VPF Nguyễn Đức Kiên có mời Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ...
AVG chắc chắn sẽ không để yên cho VFF nếu bản quyền truyền hình bỗng dưng có thêm chủ sở hữu là VPF. Nếu VFF bị kiện, VPF không thể tránh khỏi liên đới?
- Tôi không sợ phải ra tòa và nếu phải ra tòa để làm rõ ai đúng, ai sai thì đó cũng là điều tốt. Về phần mình, tôi khẳng định là VPF đang làm đúng chức trách, quyền hạn được giao. Tôi đã xem rất kỹ điều 53 Luật TDTT trước khi tuyên bố VPF là chủ sở hữu của bản quyền truyền hình Super League và các giải đấu mà chúng tôi quản lý, điều hành. VFF đã ký một bản hợp đồng không hợp pháp nên trách nhiệm của họ đến đâu thì trong hợp đồng họ đã ký có quy định rõ ràng. VPF chỉ làm những việc mà chúng tôi cho là đúng.
VPF vừa ra đời nhưng đã có nhiều động thái và cách làm mâu thuẫn gay gắt với VFF. Điều này có thểảnh hưởng xấu đến hình ảnh bóng đá Việt Nam khi cơquan quản lý nền bóng đá và cơquan điều hành các giải đấu quan trọng nhất mất đoàn kết nghiêm trọng?
- VPF được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đồng ý thành lập. Chúng tôi là một tổ chức thành viên của VFF nhưng không có nghĩa là mọi chỉ thị và mệnh lệnh của VFF chúng tôi đều tuân thủ tuyệt đối nếu những chỉ thị đó không hợp pháp. Với VPF, pháp luật là tối thượng, chúng tôi làm những việc được pháp luật cho phép nên không có gì phải sợ. Tôi cũng muốn nói thêm rằng hợp đồng mà VFF và AVG đã ký không vì lợi ích của bóng đá Việt Nam. Nếu đã nói đến chuyện bán bản quyền là nói đến kinh doanh nhưng hợp đồng đã ký không phải là kinh doanh.
VPF sẽ bán bản quyền được giá
Theo ông, VFF đã ký hợp đồng đó với AVG vì điều gì?
- Trước khi VFF ký hợp đồng này, tôi có nói với một số lãnh đạo VFF rằng không nên ký nhưng cuối cùng họ vẫn làm. Bây giờ họ sẽ phải chịu trách nhiệm với những gì mà họ đặt bút ký. Còn với VPF, chúng tôi cũng chưa đề cập chuyện kinh doanh ở đây. Tôi nhắc lại là VPF hiện nay cho VTV và một số đài được phát sóng Super League miễn phí. Sau khi xác nhận được quyền sở hữu của mình với bản quyền truyền hình Super League, chúng tôi sẽ nói đến chuyện kinh doanh.
Có thông tin nói VPF đã bán bản quyền truyền hình cho VTV với giá 20 tỉ đồng/mùa...?
- VTV là một đối tác lớn của chúng tôi. Hiện tại, VPF và VTV đã cùng nhau đạt được một số thỏa thuận có tính nguyên tắc về bản quyền cũng như phát sóng. Mức giá sàn tôi đưa ra cho bản quyền truyền hình V-League là 10 tỉ đồng/mùa.
Tất nhiên tôi muốn số tiền bản quyền truyền hình thực tế cao hơn nhiều mức đó để đem lại lợi ích chung cho các CLB và bóng đá Việt Nam. Cụ thể giá là bao nhiêu thì chúng tôi sẽ công bố sau nhưng mức giá sẽ cao hơn nhiều so với hợp đồng mà VFF đã bán cho AVG.
Ông và ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch AVG, đã có cuộc gặp trực tiếp nào để tìm hướng đi cho những bế tắc hiện nay?
- Ngày 17-12, tôi mời anh Vũ gặp gỡ trực tiếp để bàn về vấn đề này nhưng anh Vũ nhắn tin lại cho tôi rằng anh ấy đang bận và mọi việc nên làm qua văn bản. Tôi tôn trọng anh Vũ nên tôi đã làm thế.
Ông Lê Hùng Dũng là phó chủ tịch VFF và phó chủ tịch VPF. Ông ấy nói ủng hộ quan điểm của VFF, tôn trọng bản quyền với AVG...
- Vấn đề bản quyền truyền hình Super League, anh Võ Quốc Thắng, Chủ tịch VPF, đã xin ý kiến bằng văn bản tới các thành viên trong HĐQT VPF và nhận được sự đồng tình của các thành viên giao vấn đề này cho tôi. Tôi cũng là nói chuyện với anh Dũng về vấn đề nêu trên từ trước khi chuyện này xảy ra. Đây là nguyện vọng của các thành viên HĐQT và là cam kết của VPF vì lợi ích bóng đá Việt Nam cũng như đông đảo người hâm mộ.
* VFF ở thế khó Vấn đề bản quyền truyền hình đang nằm ngoài tầm kiểm soát của VFF. Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ thừa nhận: “Tình hình đang rất căng thẳng. Nếu cần thiết VFF sẽ nhờ đến sự can thiệp của bộ chủ quản hoặc Tổng cục TDTT. VPF đang gây ra những rắc rối không đáng có cho VFF”. Các vị phó chủ tịch khác của VFF như ông Nguyễn Lân Trung, ông Phạm Ngọc Viễn (Tổng Giám đốc VPF) thì chỉ có quan điểm chung chung: “VPF phải kế thừa hợp đồng mà VFF đã ký”. Tuy nhiên, khi hỏi các vị này rằng nếu VPF không kế thừa thì chế tài đối với họ là gì, tất cả đều trả lời bằng sự… im lặng. Riêng về hợp đồng mà VFF đã ký với AVG, ông Viễn khẳng định: “Tôi cũng chưa nhìn thấy hợp đồng đó”. Với ông Viễn và cả ông Lê Hùng Dũng, một phó chủ tịch khác của VFF, rõ ràng họ đang rơi vào tình thế khó. Bây giờ ủng hộ VPF nghĩa là họ đang chống lại chính mình, trong khi đó, nếu giữ quan điểm của VFF thì họ lại đang đi ngược lợi ích của bóng đá Việt Nam. * Các đài ngả về VPF VTV đã chính thức lên tiếng, trong đó khẳng định công văn mà AVG gửi cho họ đề nghị tiếp sóng AVG là… vô nghĩa. VTV cũng cam kết: “Chia sẻ sóng sạch cho các đài có nhu cầu” chứ không nhận sóng sạch của AVG, đồng thời “VTV cũng lựa chọn trước những trận đấu hấp dẫn để phát sóng trực tiếp trên các kênh của VTV”. Ông Vũ Quang Huy, Phó Giám đốc VTC, cũng cho biết: “Chúng tôi có kế hoạch phát sóng trận đấu giữa V.Ninh Bình và Đồng Tháp trên sân Ninh Bình mà không cần xin phép AVG. Hiện tại, VPF là đơn vị điều hành và quản lý giải nên chúng tôi sẽ chờ họ có công văn chính thức khẳng định bản quyền do ai sở hữu”. * Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng lên tiếng Chiều 31-12, Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng xác nhận vấn đề quan trọng như lựa chọn đơn vị tài trợ hay bản quyền truyền hình, lãnh đạo VPF quyết định phân công Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên chịu trách nhiệm đàm phán, thương thảo với các bên liên quan theo nghị quyết HĐQT để kịp thực hiện khi mùa giải đã cận kề. Ông Thắng khẳng định đa số thành viên HĐQT VPF hoàn toàn ủng hộ các giải pháp mà ông Kiên thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi cao nhất trước mắt cũng như lâu dài cho các CLB. VPF luôn tôn trọng mọi quy định, luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam và xem đây là tôn chỉ cho mọi hoạt động của công ty. Sự việc bản quyền truyền hình, báo chí đã đề cập nhiều trong thời gian qua, ông Thắng cho biết VPF đã và đang làm đúng, tuân thủ nghiêm túc Luật Doanh nghiệp, Luật TDTT. Nếu AVG có vướng mắc gì về bản quyền truyền hình bóng đá mùa giải 2012, ông Thắng đề nghị lãnh đạo đơn vị này gửi văn bản trực tiếp đến VPF và “chúng tôi sẽ xin ý kiến HĐQT hoặc cao hơn là đại hội đồng cổ đông công ty để thực hiện”.
Theo Người Lao Động
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất