04/06/2008 10:30 GMT+7 | Âm nhạc
Top 10 cuộc thi Viet Nam Idol 2007 |
Vietnam Idol - ở vị trí nào trong làng giải trí?
Viet Nam Idol là phiên bản của Pop Idol |
Tuy nhiên, chương trình Pop Idol đã có rất nhiều phiên bản ở nhiều quốc gia, nhưng không phải quốc gia nào cũng đưa được thần tượng của mình vào giải Grammy. Ở Việt Nam, nó còn chưa thể tạo một ngôi sao để có thể làm “điên đảo” thị trường âm nhạc nội địa. Vì vậy việc tìm kiếm tài năng âm nhạc còn phụ thuộc vào “nội lực” của xã hội. Chúng ta có quá nhiều người đi hái quả trong lúc không có người trồng cây. Các cuộc thi “càn quét” qua lại trong khu vườn chật hẹp để… “hái”, cây không kịp ra quả là điều đương nhiên. Vietnam Idol và nhiều cuộc thi khác nữa cũng cùng chung số phận; nó chẳng phải là một phép màu tự tạo ra các tài năng…
Tuy các cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn và Ngôi sao Tiếng hát Truyền hình (TP.HCM) cũng có những yếu tố tương tự như Vietnam Idol, nhưng cái thành công của Idol là đã tạo ra một chương trình giải trí đúng nghĩa, nó dành cho tất cả mọi người, người dự thi cũng thật dễ dàng, ai muốn thì cứ vào “thử”. Cả quá trình thi từ những buổi thử giọng đến buổi chung kết, đều tạo ra những tình huống hấp dẫn: từ sự ngô nghê của không ít thí sinh với ảo mộng trở thành thần tượng, sự “phi lý” khi người được xem là hát hay hơn phải ra đi… tất cả đều gợi sự tò mò theo dõi. Càng nhiều phi lý, càng nhiều những ngô nghê nó càng thu hút sự tò mò của mọi người. Cả những lời nhận xét của ban giám khảo cũng được mọi người chờ đợi…chờ đợi cả kết quả trái ngược của những người nổi tiếng với “quyền lực” tối thượng của khán giả. Ở Việt Nam, một chương trình giải trí thu hút đông đảo khán giả trong cảnh “chợ chiều” của sân khấu biểu diễn là điều không phải dễ làm nhưng Vietnam Idol đã đạt được điều đó. Không tìm được những tài năng thật sự ít ra nó cũng đem lại sự giải trí hấp dẫn cho công chúng.
Nỗi buồn lớn đâu phải dành riêng cho khán giả?
Chương trình Việt Nam Idol sẽ hoãn lại chờ một dịp khác |
Tuy nhiên, đối với một cuộc chơi dành cho khán giả và những người yêu âm nhạc tham gia dự thi, thì sự thành công của cuộc thi để các nhà tổ chức duy trì, đó không phải là việc tìm ra những tài năng âm nhạc. Mà vấn đề là cuối cùng là thành công về tài chính (riêng kịch bản mà Vietnam Idol phải mua đã là 2 triệu USD theo số liệu công bố vào năm 2007), hay nói cách khác người được hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chơi này là các công ty quảng cáo. Ban tổ chức Vietnam Idol vừa qua sẵn sàng chi vé máy bay để 10 phóng viên tại Hà Nội vào họp báo chung với các đồng nghiệp tại TP.HCM cũng phần nào nói lên tiềm lực lợi nhuận từ chương trình này.
Vì vậy, thông tin về việc tổ chức chương trình Vietnam Idol bị hoãn lại để “chọn một thời điểm phù hợp”có thể đã làm “rầu” lòng nhiều người, nhưng có lẽ người “rầu” nhất là các công ty quảng cáo, đơn vị chính đứng ra lo việc tài chính để thực hiện chương trình này. Nỗi buồn lớn đâu phải dành riêng cho khán giả?
Bình Minh
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất