Vlog CCKM - Cận cảnh bóng đá Việt. Số 6: Bóng đá Việt Nam bao giờ xuất khẩu được cầu thủ?

27/04/2020 16:31 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Tính từ Lê Huỳnh Đức cho đến Lương Trung Tuấn, Việt Thắng, Thái Dương, Lê Công Vinh, Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Lâm và Đoàn Văn Hậu lúc này…, đã có khoảng trên dưới 10 ngôi sao Việt Nam từng ra nước ngoài thi đấu, cùng với giấc mơ "xuất khẩu cầu thủ" của cả nền bóng đá xứ sở.

Vlog CCKM - Cận cảnh bóng đá Việt. Số 5: Bầu Đức và những phát ngôn 'Nổ' làng cầu Việt

Vlog CCKM - Cận cảnh bóng đá Việt. Số 5: Bầu Đức và những phát ngôn 'Nổ' làng cầu Việt

Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, ông Đoàn Nguyên Đức - người đàn ông quyền uy bậc nhất của làng cầu Việt với danh xưng ngắn gọn Bầu Đức bởi cái máu bóng đá và độ ngông của mình.

Thế nhưng, cho đến lúc này, đã qua 2 thập kỷ, chưa một cầu thủ Việt xuất ngoại thành công ở mức độ tương đối, dù tất cả họ đều là những tài năng lớn nhất ở thế hệ của mình.

Lê Huỳnh Đức đến Lifan Trùng Khánh hơn 20 năm trước, là để thực hiện nhiệm vụ của ngành (bản hợp đồng thương mại này có giá bằng hàng chục chiến xe motor và rất nhiều khoản tài trợ - hợp tác qua lại khác).

Việt Thắng và Thái Dương được gửi qua Pháp học việc, khác với diện của Mai Tiến Thành đi Leeds United du lịch… Còn Lương Trung Tuấn qua Cảng Thái (2004) là để lánh nạn kỷ luật của VFF.

Chú thích ảnh

Phải đợi đến 2 lần xuất ngoại của Lê Công Vinh, các vấn đề về chuyên môn đi kèm thương mại, mới được ý thức nhiều hơn. Công Vinh là người cầu tiến và là cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam vào các thời điểm anh đến Nhật Bản và Bồ Đào Nha thi đấu. Cho đến nay, Công Vinh là người được chơi bóng nhiều nhất, được ý thức giá trị cao nhất, ngoài biên giới Việt Nam.

Đặng Văn Lâm đã từng cầm suất bắt chính ở Muang Thong United, nhưng Lâm “Tây” không phải sản phẩm đào tạo thuần túy cùa bóng đá Việt Nam và Thai League cũng thấp hơn về đẳng cấp so với các giải đấu của Nhật Bản, Hàn Quốc, chứ chưa nói đấn châu Âu.

Xuân Trường, Tuấn Anh và Công Phượng là những cầu thủ nhận được nhiều sự kỳ vọng, khi ra nước ngoài. Nhưng đấy là kỳ vọng kiểu… Việt Nam, với không ít người hâm mộ dễ lên cơn sốt bởi thần tượng mà thôi. Tình huống tương tự đang xảy ra với Văn Hậu, cầu thủ 21 tuổi và được đánh giá là tuổi trẻ tài cao nhất của bóng đá Việt lúc này.

Sự thật là bóng đá Việt Nam chưa đủ năng lực xuất khẩu cầu thủ; cầu thủ Việt Nam chưa đủ khả năng cạnh tranh ở các giải bóng đá cao hơn. Một phần liên quan đến giống nòi, song cơ bản, phải là môi trường đào tạo, huấn luyện và phấn đấu tại xứ mình còn nhiều yếu kém.

Đó cũng là nội dung được đề cập trong Vlog CCKM thứ 6 do báo Thể thao và Văn hóa cùng nhà báo Trần Hải thực hiện trực tiếp vào lúc 20h00 thứ Hai ngày 27/4/2020 trên:

- Fanpage báo Thể thao & Văn hóa:  https://www.facebook.com/baothethaovanhoa/videos/562510891136979/

- Youtube báo Thể thao & Văn hóa: https://www.youtube.com/watch?v=aimeVpHsmxA

Mời quý vị cùng đón xem

---------------------------

Sinh năm 1981, nhà báo Trần Hải đang công tác tại báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) với bút danh chính CCKM. Bằng những kiến thức, mối quan hệ và thông tin được tích lũy qua thực tế của cuộc sống cũng như trải nghiệm cùng bóng đá Việt Nam, Trần Hải được đánh giá là 1 trong số ít những phóng viên gai góc nhất của làng bóng đá nước nhà hiện tại với quan điểm thẳng thắn, cách viết, cách đề cập cực kỳ gai góc, không ngại đụng chạm.

Đó cũng chính là lý do, báo Thể thao & Văn hóa cùng nhà báo Trần Hải ra mắt chuyên mục mới mang tên "Vlog CCKM - Cận cảnh bóng đá Việt" nhằm đưa tới cho quý vị cách tiếp cận mới hơn cùng góc nhìn và quan điểm khác biệt hơn về làng cầu nội vốn đầy hấp dẫn, nhưng cũng đầy những góc khuất ít ai tường.

 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link