Cái lý của cạnh tranh hay góc nhìn khác về vụ MegaStar bị kiện
08/06/2010 07:01 GMT+7
(TT&VH Cuối tuần) - Vụ 6 doanh nghiệp ngành điện ảnh “kiện” công ty TNHH Truyền thông MegaStar (gọi tắt là MegaStar) vì hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để ép giá, đang khiến dư luận quan tâm. Những bất ổn của thị trường chiếu phim dẫn đến vụ kiện tụng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhiều phía, không ngoại trừ cả khán giả. Giờ đây quyền phán quyết được đặt vào tay Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương. Tuy nhiên, hãy cùng Diễn đàn văn hóa thử nhìn “vụ án MegaStar” từ chính thị trường chiếu bóng.
Trước năm 1975, thị trường chiếu bóng ở Sài Gòn phát triển mạnh mẽ. Gần 60 rạp cho khoảng 1,5 triệu dân, nhưng chỉ có khoảng 10 rạp hạng A tập trung tại những vị trí đắc địa ở trung tâm thành phố. Những rạp này được đầu tư lớn, tiện nghi hiện đại, thiết kế đẹp và rộng rãi. Các chủ nhập phim thường ưu tiên những phim “hot” cho những rạp này chiếu vòng đầu. Tất nhiên giá vé cũng thuộc loại cao ngất ngưởng. Đến khi phim đã dần thưa khách ở các rạp loại A, thì phim sẽ chiếu vòng 2 ở các rạp loại B (khoảng 25 rạp) với giá vé giảm đi khá nhiều. Các chủ phim còn tranh thủ “tận thu” bằng vòng 3 khi đưa phim về những rạp nhỏ ở quận huyện ven đô hoặc các rạp ở tỉnh lẻ. Nhiều khi những bộ phim chiếu vòng 3 cách vòng đầu từ 1 đến 2, thậm chí 3 tháng là chuyện thường. Một số chủ rạp chiếu vòng 3 “khôn ngoan” đã có chiêu đặt một cái tên khác cho bộ phim để dễ bán vé!
Các cụm rạp MegaStar xuất hiện đã đem đến cho khán giả cơ hội thưởng thức điện ảnh theo phong cách 5 sao
Thời ấy có xảy ra kiện tụng tranh cãi gì không? Xin thưa, tất cả đều sống khỏe và yên ổn trong hòa bình, ai biết phận nấy. Rạp loại nào có khán giả của loại đó, giá vé cũng tương ứng như vậy! Chủ phim được lợi, chủ rạp xoa tay, khán giả hài lòng vì rộng đường lựa chọn.
Rõ ràng, thị trường chiếu bóng Sài Gòn đã từng chia hạng, chia phân khúc rất chuyên nghiệp. Nhưng đó là chuyện của mấy mươi năm về trước…
Giờ đây, 6 đơn vị chiếu bóng đâm đơn kiện vì cho rằng MegaStar đã vi phạm Luật Cạnh tranh khi có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Cụ thể, với mỗi phim mà MegaStar phân phối cho các đơn vị khác chiếu, MegaStar áp đặt mức thu 25.000 đồng trên mỗi vé mà các đơn vị này bán ra, bất kể giá vé tại các rạp ở mức nào. Theo “đơn kiện”, cách thu này của MegaStar (áp dụng từ đầu tháng 6/2009) khiến các đơn vị chiếu bóng phải nâng giá vé để tránh lỗ và kết quả là khán giả thiệt hại do giá vé tăng. Ngoài ra, các “nguyên đơn” cho rằng MegaStar còn áp đặt điều kiện muốn có phim “bom tấn” này thì phải lấy kèm một phim “nhẹ ký” khác!
Trên thực tế, hiện trên cả nước có hai cụm rạp được đánh giá là đầu bảng về mức độ đầu tư, là MegaStar và Lotte Cinema, đều có vốn đầu tư và hệ thống điều hành từ nước ngoài, hơn nữa lại nằm ở những vị trí đắc địa đối với các cụm rạp hiện đại (nằm trong tổ hợp siêu thị lớn). Giá vé ở 2 cụm rạp này cao hơn mặt bằng chung của các hệ thống rạp “thường thường bậc trung”, thậm chí cao hơn rất nhiều so với những rạp “vùng ven”. Ngược lại, những rạp yếu thế hơn về đầu tư, về quy mô, về đẳng cấp, thì thu hút khán giả bằng cách giảm giá vé khá mạnh tay, có khi chỉ còn một nửa giá so với MegaStar và Lotte. Xem ra, ai cũng có thế mạnh riêng của mình và khán giả tùy túi tiền và nhu cầu mà lựa chọn. MegaStar Hùng Vương không vì giá vé cao mà vắng khách, ngược lại, với giá vé chỉ bằng nửa, Cinebox Hòa Bình vẫn thu hút không ít khán giả học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi MegaStar vừa là nhà đầu tư các cụm rạp chiếu phim cỡ “bự” lại vừa là “con khủng long” trong việc nhập phim, hầu hết là phim “bom tấn”. Ai chỉ cần biết chút chút về thị trường chiếu bóng cũng lập tức hiểu ngay, nhập về một bộ phim “bom tấn” phát hành cùng lúc với thị trường thế giới, là một việc không hề dễ dàng và rất tốn kém. Đứng dưới góc độ kinh doanh, việc MegaStar phải chia sẻ cho các rạp khác – chiếu cùng thời điểm – bộ phim “bom tấn” do chính mình nhập với giá vé rẻ hơn, có họa là “tay mơ”.
Như đã nói, Sài Gòn trước 1975, chiếu bóng có vòng 1, vòng 2, vòng 3 với giá vé giảm dần theo từng vòng, phù hợp với điều kiện kinh tế của rạp (hiện phương pháp này vẫn còn áp dụng trên thế giới, kể cả tại Mỹ). Nhưng trong thời đại cạnh tranh và bùng nổ thông tin khốc liệt như hiện nay, không một rạp nào ở TP.HCM và các thành phố lớn khác ở Việt Nam chấp nhận chiếu theo vòng để tiền thuê phim giảm xuống. Chính vì ai cũng muốn chiếu phim “hot” vòng đầu, nên MegaStar phải kèm những điều khoản kinh tế cho các rạp nhỏ, thực chất là để giảm thiểu rủi ro cho chính mình.
Với giá vé chỉ bằng một nửa MegaStar, các cụp rạm Cinebox thu hút rất nhiều khán giả học sinh, sinh viên. Ảnh: V
Ở đây, nếu xem MegaStar là người bán hàng và các rạp khác là người mua hàng thì nguyên tắc kinh doanh “thuận mua vừa bán” phải đặt lên hàng đầu. Nếu đắt quá hoặc không hài lòng với món hàng, anh có thể không mua, chứ không thể đi kiện người bán theo kiểu “tôi thích món hàng đó quá, chỉ mỗi cửa hàng này có, nhưng sao nó lại bán mắc thế!”. Thậm chí ở đây, người bán hàng nếu thấy khách hàng lôi thôi rắc rối quá, họ có thể từ chối bán hàng cho người đó!
Nhưng đấy là đứng ở góc độ nhà nhập khẩu và phát hành phim. Còn từ phía quyền lợi của khán giả, liệu có vì chính sách giá của MegaStar mà những khán giả có điều kiện kinh tế khiêm tốn như học sinh, sinh viên, người lao động... mất đi cơ hội thưởng thức văn hóa, nghệ thuật?
Thật ra, nhìn vấn đề này rộng hơn, sẽ không còn những băn khoăn như vậy. Thử đặt ngược lại: với các rạp cũ, rạp nhỏ, chỉ đạt chuẩn “1-2 sao” (so với rạp “5 sao” kiểu MegaStar) có dám chuyển đổi mô hình thành rạp giá rẻ - như ngành hàng không đã từng áp dụng - chỉ chuyên chiếu phim vòng 2, vòng 3 không? Và khán giả ít tiền có đủ kiên nhẫn chờ xem phim vòng 2 hay không?
Nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật cũng có đẳng cấp. Quan niệm “cào bằng” trong thưởng thức nghệ thuật lâu nay vẫn còn tồn tại trong nhiều người Việt Nam trên thực tế đã trở nên lạc hậu và phi kinh tế! Túi xách L.V về tới Việt Nam vẫn bán giá hàng ngàn đô-la tương đương với giá bán L.V tại Paris, London hay Singapore. Trong trường hợp này, khách hàng Việt Nam không thể lý sự cùn kiểu: “Nước tao còn nghèo, thu nhập còn thấp, nhưng tao thích xài đồ hiệu, mày bán mắc quá, tao kiện!?”! Trong thưởng thức nghệ thuật, thiết nghĩ cũng không khác. Ngay ở trong các rạp, muốn có chỗ ngồi tốt là giá phải khác rồi. Muốn chiếu phim “hot”, thì bắt buộc tiền cũng phải “hot”! “Khách hàng luôn luôn đúng” và họ đủ khôn ngoan để biết mình mua cái gì, ở đâu, có xứng đáng với đồng tiền mình bỏ ra hay không.
Có một chuyện cũng cần phải nhắc lại, năm 2003 bộ phim “bom tấn” Matrix Reloaded quyết định sẽ công chiếu toàn cầu cùng một thời điểm. Một nhà nhập phim của Việt Nam khi ấy đã thử liên hệ với chủ phim là Warner Bros để nhập bộ phim này về chiếu ở Việt Nam, nhưng đã bị từ chối với lý do Việt Nam chưa phải là mục tiêu thị trường phát hành của họ. Vậy mà 5 năm sau, sự có mặt của nhiều nhà nhập khẩu, trong đó Megastar đóng vai trò lớn nhất, đã viết tên Việt Nam lên bản đồ phát hành phim của thế giới (bạn có thể thấy rõ điều này khi xem chuyên mục điểm phim VIP Access trên kênh HBO). Cách đây vài năm, không ai dám mơ về một ngày khán giả Việt Nam sẽ xem phim “bom tấn” đồng thời với thị trường Mỹ và thế giới. Vậy mà mới đây, khán giả Việt Nam đã được xem siêu phẩm 3D Avatar trước Mỹ đến 12 tiếng! “Thuyền lớn, sóng lớn”, tất nhiên để có những sự kiện “hot” như vậy, để khán giả Việt Nam có thể “vỗ ngực” tự hào rằng đang sống trong một thế giới điện ảnh “phẳng” hoàn toàn với thế giới, thì cái giá mà các nhà nhập khẩu và phân phối phim bỏ ra phải lớn cỡ nào!
Trở lại “vụ kiện”, nếu thực sự xuất phát từ quyền lợi của khán giả, các bên nên cùng ngồi xuống để đối thoại tìm ra giải pháp hợp lý theo phong cách của một thị trường chiếu bóng chuyên nghiệp. Hợp tác nhưng phải theo quy luật thị trường, chừng nào chúng ta muốn Việt Nam thực sự có thị trường điện ảnh. Liệu có ai nghĩ đến tình huống xấu nhất: để tránh mọi rắc rối, MegaStar sẽ nhập phim để chiếu độc quyền ở cụm rạp của mình? Hình như họ có quyền làm điều ấy.
HLV Kim Sang Sik chia sẻ việc hỏi Xuân Son ở giờ nghĩ giữa hai hiệp và sau khi nhận được câu trả lời đã giữ chân sút nhập tịch này trên sân cho đến hết trận.
Bàn thắng duy nhất của Kristensen trên chấm phạt đền ở phút 63, đã giúp Philippines đánh bại Indonesia và giành tấm vé cuối cùng của bảng B để góp mặt ở bán kết. Đối thủ của Philippines là tuyển Thái Lan.
Trong chiến thắng 5 sao của Việt Nam trước Myanmar, Nguyễn Xuân Son (Rafaelson) đã có màn trình diễn cực xuất sắc. Anh nhận điểm 10 tuyệt đối từ Sofascore, khẳng định vai trò ngôi sao trong đội hình của HLV Kim Sang Sik.
Ông Myo Hlaing Win, HLV trưởng đội tuyển Myanmar dùng những lời “có cánh” dành cho màn trình diễn của chân sút nhập tịch Nguyễn Xuân Son trong màu áo đội tuyển Việt Nam.
Đội tuyển Việt Nam đã giành trọn 3 điểm trước Myanmar sau chiến thắng đậm 5-0 trên sân Việt Trì. Chiến thắng này đưa đoàn quân HLV Kim Sang Sik đứng đầu bảng B với 10 điểm và sẽ gặp Singapore ở bán kết.
Phút 90+2, nhận đường chuyền của Xuân Son, tiền đạo Tiến Linh di chuyển khéo léo phá bẫy việt vị sau đó tung ra cú dứt điểm hiểm hóc đánh bại thủ môn Myanmar, ấn định chiến thắng 5 sao cho tuyển Việt Nam.
Phút 90, nhận đường chuyền của TIến Linh, Xuân Son băng xuống tốc độ và có pha xử lý kỹ thuật trước khi tung ra cú sút không thể cản phá, đưa tuyển Việt Nam dẫn trước 4-0. Đây là bàn thắng thứ hai của cầu thủ sinh năm 1997 ở trận đấu này.
Tuyển Việt Nam đã chơi trận đấu hay nhất từ đầu giải. Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son có trận đấu ra mắt như mơ và chúng ta đã sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Singapore ở bán kết AFF Cup 2024.
Phút 75, Quang Hải dứt điểm quyết đoán trong vòng cấm và không cho thủ môn Myanmar cơ hội cản phá. Đây là bàn thắng thứ hai của Quang Hải ở ASEAN Cup 2024.
Nguyễn Xuân Son ghi 2 bàn và thực hiện 2 kiến tạo trong chiến thắng 5-0 của ĐT Việt Nam trước Myanmar tại AFF Cup 2024. Trong khi đó, ĐT Indonesia chính thức bị loại.
Bảng xếp hạng AFF Cup 2024 mới nhất. Thethaovanhoa.vn cập nhật chi tiết chung cuộc BXH bảng B giải vô địch Đông Nam Á 2024 của ĐT Việt Nam sau lượt trận cuối cùng.
ĐT Việt Nam thắng Myanmar 5-0 và đoạt vé vào bán kết AFF Cup 2024. Tiền đạo Nguyễn Xuân Son lập cú đúp vào lưới ĐT Myanmar ở trận ra mắt của mình trong màu áo ĐT Việt Nam.
Trận bán kết Việt Nam vs Singapore diễn ra khi nào? Thethaovanhoa.vn cập nhật thông tin trận bán kết AFF Cup 2024 lượt đi giữa ĐT Việt Nam và Singapore.
Phút 47, sau hàng loạt tình huống bỏ lỡ đáng tiếc, đội tuyển Việt Nam cũng có được bàn thắng mở tỉ số sau pha dứt điểm cận thành chính xác của Bùi Vĩ Hào, từ đường chuyền của Xuân Son.
Có vẻ như đội bóng nào bây giờ cũng có thể đánh bại được Man City. Việc thầy trò Pep Guardiola gục ngã 1-2 trên sân Aston Villa ở trận đấu sớm nhất vòng 17 Ngoại hạng Anh là một minh chứng.
Phút 55, nhận đường chuyền của Vĩ Hào, tiền đạo Nguyễn Xuân Son có pha xử lý kỹ thuật trước khi tung cú dứt điểm dễ dàng đánh bại thủ môn Myanmar, nhân đôi cách biệt cho đội tuyển VIệt Nam.