17/10/2008 08:42 GMT+7 | Thế giới
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại sau khi có ngày giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 1987 |
Ngày 16/10, chứng khoán Mỹ đã lên điểm ấn tượng trong khi giá dầu đã giảm xuống dưới 70 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ tăng từ 4,25% đến 5,49%
Dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã tăng lên 5,6 triệu thùng nên đã góp phần đẩy giá dầu giao tháng 11 tại NYMEX tiếp tục giảm 4,69 USD/thùng, tương đương -6,3%, xuống 69,85 USD/thùng.
Hôm Thứ Năm, Citigroup công bố lỗ 2,82 tỷ USD, tương đương -60 cent/cổ phiếu trong quý 3/2008. Đượt biết, trong quý 3/2007, Citigroup đã thu về 2,21 tỷ USD lợi nhuận sau thuế, tương ứng 44 cent/cổ phiếu. Như vậy, đây là quý thứ tư liên tiếp Citigroup công bố thua lỗ với tổng số tiền lên tới 13 tỷ USD.
Cùng ngày, hãng Google cũng đã công bố kết quả kinh doanh trong quý 3/2008, theo đó, hãng này đã thu về 4,04 tỷ doanh thu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu đạt 4,92 USD, tăng 17 cent so với dự báo của giới phân tích đưa ra trước đó.
Chứng khoán Mỹ hôm thứ Năm đã tăng mạnh trở lại sau khi có ngày giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 1987. Các cổ phiếu khối năng lượng, nguyên vật liệu cơ bản, công nghệ... đã phục hồi trở lại.
Khi thị trường mở cửa ngày giao dịch, các chỉ số chứng khoán đã tăng nhẹ, nhưng sau đó lại đi xuống. Tuy nhiên, sức bật của thị trường chứng khoám Phố Wall đã diễn ra từ 14 giờ (giờ địa phương) cho đến kết ngày giao dịch đưa cả ba chỉ số tăng mạnh trở lại.
Theo giới phân tích nhận định, nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi là do nhiều nhà đầu tư chuyên săn lùng mua cổ phiếu blue-chip đã xuống thấp sau phiên giảm mạnh một ngày trước đó. Điều này khiến cung cầu trở nên bất cân xứng và qua đó kéo thị trường đi lên.
Và cũng chính điều này lý giải tại sao cổ của Exxon Mobil, Chesapeake Energy tăng từ 11,4% đến 12,3% bất chấp việc giá dầu đã xuống dưới 70 USD/thùng.
Nhiều cổ phiếu khối công nghệ cũng đã có ngày giao dịch thành công khi biên độ tăng đã vượt qua mức tăng 5,5% của chỉ số Nasdaq, trong đó, cổ phiếu của Google tăng 7,5%, cổ phiếu Microsoft lên 6,8%, cổ phiếu Yahoo tăng 11,4%.
Trong phiên giao dịch này, khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,99 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trên sàn Nasdaq đạt 3,34 tỷ cổ phiếu. Thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 401,35 điểm, tương đương 4,68%, đóng cửa ở mức 8.979,26.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 89,38 điểm, tương đương 5,49%, chốt ở mức 1.717,71.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 38,59 điểm, tương đương 4,25%, đóng cửa ở mức 946,43.
Chứng khoán châu Âu tiếp tục giảm mạnh
Chứng khoán châu Âu vẫn sụt giảm mạnh hôm thứ Năm do nhà đầu tư tiếp tục bán tháo cổ phiếu của các công ty dầu khí, khối ngân hàng... Dù biên độ giảm của phiên này không mạnh như phiên trước nhưng biên độ giảm trên 5% cũng đủ khiến châu Âu có thêm một ngày giao dịch tồi tệ nữa trong tuần.
Cổ phiếu của các công ty dầu khí dẫn đầu về biên độ giảm điểm do giá dầu đã xuống dưới 70 USD/thùng, trong đó, cổ phiếu của Royal Dutch Shell mất 7%, cổ phiếu Total sụt giảm 9%...
Cổ phiếu khối ngân hàng đứng thứ hai về biên độ giảm điểm, trong đó, cổ phiếu của HSBC mất 4%, cổ phiếu Santander sụt giảm 6,5%, cổ phiếu BNP Paribas giảm 7%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh mất 218,2 điểm, tương đương -5,35%, đóng cửa ở mức 3.861,39, khối lượng giao dịch đạt 3,07 tỷ cổ phiếu.
Ngày tồi tệ của chứng khoán châu Á
Chứng khoán châu Á đã có ngày giao dịch tồi tệ khi các chỉ số đều giảm mạnh, trong đó, thị trường Nhật giảm hơn 11%, thị trường Hàn Quốc mất hơn 9,4%.
Trong 45 phút đầu của ngày giao dịch trên thị trường chứng khoán Tokyo, nỗi lo và sự tháo chạy đã được hiện rõ khi chỉ số Nikkei 225 rơi thẳng từ 9.560 điểm xuống 8.700 điểm. Các nhà đầu tư tăng mạnh lệnh bán trong khi lượng cầu cực thấp nên đà giảm điểm đã diễn ra ở hầu hết các mã cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu blue-chip.
Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu đã giảm điểm mạnh nhất, trong đó, cổ phiếu Canon giảm 12,2%, cổ phiếu Sony mất 13%, cổ phiếu Honda trượt 10,2%, cổ phiếu Toyota hạ 9,3%,...
Như vậy, chỉ trong một tuần, chứng khoán Nhật đã có 2 ngày lập kỷ lục – tăng hơn 14% và giảm hơn 11%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 1.089,02 điểm, tương đương -11,41%, chốt ở mức 8.115,41. Khối lượng giao dịch đạt 2,56 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 19 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Trong khi đó, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc đã giảm 126,5 điểm, tương đương -9,44%, chốt ở mức 1.213,78, đây là mức sụt giảm điểm mạnh nhất trong vòng 7 năm qua của thị trường này.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 3,25%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 5,25%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 4,96%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiếp tục mất điểm ngày thứ ba liên tiếp với biên độ giảm 4,25%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa |
Tăng / giảm (điểm) |
Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.577,91 | 8.979,26 | 401,35 | 4,68 |
Nasdaq | 1.628,33 | 1.717,71 | 89,38 | 5,49 | |
S&P 500 | 907,84 | 946,43 | 38,59 | 4,25 | |
Anh | FTSE 100 | 4.079,59 | 3.861,39 | 218,20 | 5,35 |
Đức | DAX | 4.861,63 | 4.622,81 | 238,82 | 4,91 |
Pháp | CAC 40 | 3.381,07 | 3.181,00 | 200,07 | 5.92 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.246,26 | 5.075,97 | 170,29 | 3,25 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.547,47 | 8.458,45 | 1.089,02 | 11,41 |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.998,30 | 15.230.50 | 767,78 | 4,80 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.340,28 | 1.213,78 | 126,50 | 9,44 |
Singapore | Straits Times | 2.059,39 | 1.951,20 | 108,19 | 5,25 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.994,67 | 1.909.94 | 84,73 | 4,25 |
(Theo VnEconomy)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất