06/08/2021 23:19 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Vẫn ghi nhận số ca mắc cao nhất nước, TP.HCM có hơn 7 nghìn người đăng ký hỗ trợ
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong ngày 6/8, cả nước ghi nhận 8.324 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 8.320 ca trong nước.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn ghi nhận số ca cao nhẩt nước (4.060 ca), tiếp đó là Bình Dương (1.169 ca), Long An (859 ca), Đồng Nai (554 ca), Khánh Hòa (269 ca), Tiền Giang (253 ca), Đồng Tháp (141 ca), Đà Nẵng (138 ca), Hà Nội (116 ca), Tây Ninh (102 ca)…; trong đó có 1.486 ca trong cộng đồng.
Tính đến chiều 6/8, Việt Nam có 193.381 ca nhiễm, trong đó có 2.338 ca nhập cảnh và 191.043 ca mắc trong nước; số ca nhiễm mới trong nước từ ngày 27/4 đến nay là 189.473 ca, trong đó có 59.558 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Chiều 6/8, Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo: Trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 đã ghi nhận thêm 296 ca tử vong (từ số 2.721-3.016) tại 17 tỉnh, thành phố. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 5-6/8: 219 ca; Long An từ ngày 3-6/8: 20 ca; Đồng Nai từ ngày 1-5/8: 14 ca…
Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 8.061.116 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 7.241.093 liều, tiêm mũi 2 là 820.023 liều.
* Hơn 7 nghìn người đăng ký hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh
Sau gần 2 tuần kể từ ngày Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, kêu gọi các đồng nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế chung tay tham gia chống dịch hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 6/8, bộ phận thường trực cho biết: Con số đăng kí tham gia chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đã lên tới hơn 7 nghìn người.
Trong đó, gần 800 cán bộ y tế, là những người đang công tác tại các cơ sở y tế tư nhân và công lập, có cả đội ngũ cán bộ y tế đã về hưu, số còn lại là lực lượng sinh viên và các ngành nghề khác.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã sắp xếp và phân bổ lực lượng này đến các cơ sở y tế có nhu cầu.
Hiện tại có 2.500 người đã nhận nhiệm vụ và đang hỗ trợ tích cực trong công tác thu dung, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID - 19 tại các địa điểm trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu cán bộ y tế hỗ trợ cho công tác điều trị là vô cùng cần thiết và đang thiếu, vì vậy vẫn rất cần sự tham gia đông đảo hơn nữa của lực lượng tình nguyện, nhất là những người có chuyên môn về ngành y như bác sĩ và điều dưỡng.
* Thành lập các khu vực điều trị cho phụ nữ mang thai
Trước tình trạng bệnh nhân mắc COVID-19 tăng cao, trong đó có nhiều thai phụ, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập nhiều khu vực điều trị dành riêng cho những trường hợp này. Bệnh viện Hùng Vương và Bệnh viện Từ Dũ là 2 đơn vị sản phụ khoa lớn nhất thành phố được giao nhiệm vụ thiết lập các khu điều trị cho thai phụ mắc COVID-19.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho biết, theo chỉ đạo của Sở Y tế, đơn vị đã chuyển đổi hoạt động theo mô hình "tách đôi bệnh viện", thiết lập một khu vực riêng dành cho thai phụ mắc COVID-19 trong khuôn viên bệnh viện. Với công suất 120 giường bệnh, chỉ sau một tuần triển khai, đến nay Bệnh viện đã tiếp nhận 120 thai phụ điều trị.
Bệnh viện Hùng Vương được Sở Y tế phân tầng 4 trong tháp 5 tầng điều trị COVID-19. "Ban đầu chúng tôi chỉ nhận trường hợp bệnh nhân có chỉ định can thiệp cho sản phụ mắc COVID-19, sản phụ có thai kỳ trên 38 tuần. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp đang mang thai 19, hơn 20 tuần, khi đến bệnh viện trong tình trạng suy hô hấp, nên không thể không tiếp nhận", bác sỹ Hoàng Thị Diễm Tuyết cho hay.
Theo bác sỹ Tuyết, việc điều trị COVID-19 cho thai phụ gặp nhiều khó khăn so với bệnh nhân bình thường bởi khi mang thai, bản thân thai phụ đã khó thở, do đó khi nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ bị tổn thương đường hô hấp, nguy cơ thiếu oxy cho cơ thể sẽ tăng cao, việc giữ thai nhi khỏe mạnh là một điều rất khó. Trong phân tầng điều trị của Bộ Y tế, các thai phụ cũng thuộc vào nhóm có nguy cơ cao có thể diễn biến nặng.
* Đưa thêm Remdesivir vào điều trị COVID-19
Chiều 6/8, tại Hà Nội, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã tổ chức họp trực tuyến với các thành viên trên cả nước về cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, trong thời gian qua, Hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế đã phát huy hiệu quả trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19. Việt Nam cũng luôn cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị về COVID-19 trên thế giới.
Tại cuộc họp, các thành viên đã thảo luận về các thuốc điều trị hiện nay như thuốc điều trị rối loạn đông máu thêm loại đường uống, thuốc kháng virus, thuốc kháng thể đơn dòng, thuốc diệt ký sinh trùng, liệu pháp nằm sấp..., trong đó có thuốc Remdesivir. Đây là thuốc đã được cấp phép khẩn cấp tại Ấn Độ, chỉ định điều trị COVID-19, cho bệnh nhân COVID nặng, thở máy/ECMO…
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê cũng cho biết, sẽ chỉ đạo các bệnh viện trên toàn quốc chuẩn bị sẵn 40% giường bệnh; huy động toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế tất cả các chuyên ngành tham gia chống dịch, kể cả bác sỹ thẩm mỹ, răng hàm mặt…
Liên quan đến thuốc Remdesivir điều trị COVID-19, đêm 5/8, lô thuốc Remdesivir đầu tiên đã về Việt Nam. Số lô thuốc này sẽ được phân bổ cho các tỉnh, thành phố đang có dịch COVID-19.
Do tình hình vận chuyển khó khăn, các lô hàng phải chia thành từng đợt nhỏ, nên thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 sẽ về liên tục nhiều đợt.
Dự kiến, đến tuần sau, sẽ có khoảng 100 nghìn lọ Remdesivir nữa về tới Việt Nam để kịp chuyển cho Bộ Y tế phục vụ khẩn cấp việc điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng.
* Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19
Ngày 6/8, Bộ Y tế tiếp tục có công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân y, Bộ Quốc phòng; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được giao nhiệm vụ tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19.
Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước đã tiêm được hơn 8 triệu/18,7 triệu liều vaccine (trong đó hơn 14 triệu liều mới tiếp nhận từ giữa tháng 7 và đầu tháng 8).
Tuy nhiên, theo báo cáo của Cơ quan thường trực Tiểu ban Tiêm chủng, hiện nay vẫn còn một số đơn vị rất chậm trễ trong việc tiếp nhận vaccine, tổ chức triển khai tiêm chủng và báo cáo tiến độ.
Để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trong bối cảnh dịch đang diễn biến ngày càng phức tạp và số lượng lớn vaccine về Việt Nam trong thời gian tới, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19) yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur, các kho Quân khu phải thông báo và thực hiện cấp phát vaccine ngay sau khi nhận được quyết định phân bổ của Bộ Y tế.
Các đơn vị phải chủ động liên hệ với các viện hoặc các kho để tiếp nhận và tổ chức tiêm chủng ngay số vaccine được phân bổ.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế tiếp tục nhấn mạnh việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho tất cả các đối tượng từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn.
Trong đó, ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), các trường hợp có bệnh lý nền. Đồng thời cần báo cáo, cập nhật tiến độ tiêm chủng hàng ngày theo quy định.
Đặc biệt, đến ngày 10/8, nếu đơn vị nào triển khai tiêm chủng chậm, Bộ Y tế sẽ báo cáo Thủ tướng, điều phối vaccine cho các đơn vị khác và sẽ tạm dừng việc phân bổ vaccine cho đơn vị trong các đợt tiếp theo.
Bộ Y Tế thông tin 296 ca tử vong
Chiều 6/8 Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận thêm 296 ca tử vong.
296 ca tử vong (2721-3016) tại 17 tỉnh, thành phố như sau:
+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 05-06/8: 219 ca
+ Tại Tỉnh Long An từ ngày 03-06/8: 20 ca
+ Tại Tỉnh Đồng Nai từ ngày 01-05/8: 14 ca
+ Tại Tỉnh Bến Tre ngày 06/8: 7 ca
+ Tại Tỉnh Vĩnh Long ngày 06/8: 7 ca
+ Tại Thành phố Cần Thơ ngày 06/8: 5 ca
+ Tại Tỉnh Tây Ninh ngày 06/8: 5 ca
+ Tại Tỉnh Tiền Giang ngày 06/8: 4 ca
+ Tại Thành phố Hà Nội từ ngày 03-05/8: 4 ca
+ Tại Tỉnh Khánh Hoà ngày 06/8:3 ca
+ Tại Tỉnh Sóc Trăng ngày 06/8:2 ca
+ Tại Thành phố Đà Nẵng ngày 06/8:1 ca
+ Tại Tỉnh Bình Dương ngày 06/8:1 ca
+ Tại Tỉnh Bắc Ninh ngày 06/8: 1 ca
+ Tại Tỉnh Trà Vinh ngày 06/8: 1 ca
+ Tại Tỉnh Bình Thuận ngày 06/8: 1 ca
+ Tại Tỉnh Hà Tĩnh ngày 06/8: 1 ca
Quá thời hạn tiêm mũi thứ 2 vaccine COVID-19, có phải tiêm lại từ đầu?
Thêm 24 công nhân tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông dương tính, Hà Nội có 107 ca mắc mới trong 24 giờ qua
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 12h đến 18h ngày 6-8, Hà Nội ghi nhận 46 ca mắc mới Covid-19, trong đó có 39 ca tại cộng đồng, 7 ca tại khu cách ly. Các ca mắc mới được phân bố tại 8 quận, huyện: Hà Đông (24 ca tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông), Thanh Trì (9), Thường Tín (5), Sơn Tây (2), Bắc Từ Liêm (2), Hoàng Mai (2), Đông Anh (1), Phú Xuyên (1); đồng thời, phân bố theo các chùm ca bệnh: Ho, sốt thứ phát (41); sàng lọc ho, sốt (1); liên quan đến nhà thuốc Đức Tâm 95 Láng Hạ (1); liên quan đến thành phố Hồ Chí Minh (2); liên quan đến phường Tân Mai - quận Hoàng Mai (1).
Như vậy, tính từ 18h ngày 5/8 đến 18h ngày 6/8, Hà Nội ghi nhận 107 ca mắc, trong đó có 28 ca tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.
Trong 46 ca mắc mới, có 1 bệnh nhân (BN1) thuộc chùm sàng lọc ho, sốt cộng đồng:
BN1: N.X.T, sinh năm 1979, nam; địa chỉ xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì. BN thuộc đội 4, thôn Lạc Thị (đã ghi nhận các ca mắc Covid-19). Ngày 4-8, BN xuất hiện sốt, mệt mỏi. Ngày 5-8, BN đến khám tại Bệnh viện Nông nghiệp, được làm test nhanh dương tính. Sau đó, BN được lấy mẫu RT-PCR và cho kết quả khẳng định dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Ngoài ra, có 41 bệnh nhân (BN2-BN42) thuộc chùm ho, sốt thứ phát, trong đó, có 17 BN đều là F1, tiếp xúc với F0 đã được cách ly tập trung hoặc sống trong khu vực phong tỏa, sau đó xét nghiệm phát hiện dương tính và 24 BN là công nhân xây dựng công trình tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, sống tại lán trong công trình. Trước đó, đêm 5-8, sau khi ghi nhận 4 công nhân làm việc tại công trình này có kết quả dương tính (được Sở Y tế Hà Nội công bố vào trưa 6-8), 24 BN này được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
4 BN (BN43-BN46), trong đó có 1 BN liên quan đến chùm nhà thuốc Đức Tâm, 95 Láng Hạ; 1 BN liên quan đến phường Tân Mai, quận Hoàng Mai đều được cách ly tập trung từ trước và có kết quả xét nghiệm dương tính.
2 BN còn lại thuộc chùm ca mắc liên quan đến thành phố Hồ Chí Minh là T.T.C, nữ, sinh năm 1966, ở xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang và Đ.T.H, nữ, sinh năm 1997, ở xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh; hai BN về từ thành phố Hồ Chí Minh ngày 23-7. Ngay sau khi về tới sân bay Nội Bài, 2 BN được chuyển cách ly tập trung (kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính). Ngày 5-8, 2 BN được lấy mẫu lần 2 và có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Như vậy, cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4 cho đến nay) là 1.645 ca, trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 992 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 653 ca.
Thêm 4.315 ca mắc, nâng tổng số mắc trong ngày lên 8.324 ca, riêng Hà Nội có 116
Bản tin dịch COVID-19 tối 6/8 của Bộ Y tế cho biết có 4.315 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 8.324 ca, riêng Hà Nội là 116 ca. Có 4.292 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới
- Tính từ 6h đến 18h30 ngày 06/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.315 ca nhiễm mới, trong đó 04 ca nhập cảnh và 4.311 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (1.497), Bình Dương (847), Long An (573), Đồng Nai (347), Khánh Hòa (269), Hà Nội (115),
Tây Ninh (102), Cần Thơ (94), Đồng Tháp (88), Bình Thuận (66), Đà Nẵng (61), Bến Tre (52), Trà Vinh (28), Ninh Thuận (25), Nghệ An (21), Đắk Lắk (17), Phú Yên (16), Hậu Giang (12), Quảng Nam (11), Gia Lai (10), Lào Cai (9), Thái Bình (8 ), Hà Tĩnh (8 ), Ninh Bình (8 ), Thanh Hóa (5), Bình Phước (5), Quảng Ngãi (5), Hải Dương (4), Quảng Bình (3), Vĩnh Phúc (2), Thừa Thiên Huế (2), Hà Giang (1) trong đó có 663 ca trong cộng đồng.
- Trong ngày 06/8 ghi nhận 8.324 ca nhiễm mới, trong đó 04 ca nhập cảnh và 8.320 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (4.060), Bình Dương (1.169), Long An (859), Đồng Nai (554), Khánh Hòa (269), Tiền Giang (253), Đồng Tháp (141), Đà Nẵng (138), Hà Nội (116), Tây Ninh (102), Cần Thơ (94), Bình Thuận (66), Vĩnh Long (63);
Trà Vinh (62), Bến Tre (52), An Giang (47), Phú Yên (43), Ninh Thuận (25), Gia Lai (24), Nghệ An (21), Bình Định (19), Kiên Giang (17), Đắk Lắk (17), Hà Tĩnh (13), Hậu Giang (12), Lào Cai (11), Quảng Nam (11), Thanh Hóa (9), Thái Bình (8 ), Ninh Bình (8 ), Hải Dương (5), Bình Phước (5), Quảng Ngãi (5), Đắk Nông (4), Lâm Đồng (4), Quảng Bình (3), Bạc Liêu (2), Quảng Trị (2), Lạng Sơn (2), Vĩnh Phúc (2), Thừa Thiên Huế (2), Hà Giang (1) trong đó có 1.486 ca trong cộng đồng.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Tính đến chiều ngày 06/8, Việt Nam có 193.381 ca nhiễm trong đó có 2.338 ca nhập cảnh và 191.043 ca mắc trong nước.
- Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 189.473 ca, trong đó có 59.558 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
- Có 02/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn.
- Có 11 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình.
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
- 4.292 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 06/8.
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 62.332 ca.
- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 518 ca.
- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.
- Chiều 06/8 Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận thêm 296 ca tử vong (2721-3016) tại 17 tỉnh, thành phố như sau:
+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 05-06/8: 219 ca
+ Tại Tỉnh Long An từ ngày 03-06/8: 20 ca
+ Tại Tỉnh Đồng Nai từ ngày 01-05/8: 14 ca
+ Tại Tỉnh Bến Tre ngày 06/8: 7 ca
+ Tại Tỉnh Vĩnh Long ngày 06/8: 7 ca
+ Tại Thành phố Cần Thơ ngày 06/8: 5 ca
+ Tại Tỉnh Tây Ninh ngày 06/8: 5 ca
+ Tại Tỉnh Tiền Giang ngày 06/8: 4 ca
+ Tại Thành phố Hà Nội từ ngày 03-05/8: 4 ca
+ Tại Tỉnh Khánh Hoà ngày 06/8:3 ca
+ Tại Tỉnh Sóc Trăng ngày 06/8:2 ca
+ Tại Thành phố Đà Nẵng ngày 06/8:1 ca
+ Tại Tỉnh Bình Dương ngày 06/8:1 ca
+ Tại Tỉnh Bắc Ninh ngày 06/8: 1 ca
+ Tại Tỉnh Trà Vinh ngày 06/8: 1 ca
+ Tại Tỉnh Bình Thuận ngày 06/8: 1 ca
+ Tại Tỉnh Hà Tĩnh ngày 06/8: 1 ca
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 140.376 xét nghiệm cho 393.599 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.861.784 mẫu cho 19.403.096 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 8.061.116 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 7.241.093 liều, tiêm mũi 2 là 820.023 liều.
Đồng Nai lập kỷ lục số ca nhiễm SARS-CoV-2 trong ngày
Sở Y tế Đồng Nai thông báo đã ghi nhận thêm 817 ca nhiễm SARS-CoV-2, con số kỷ lục trong đợt dịch lần thứ 4 ở địa bàn.
Trong số 817 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới ghi nhận ở Đồng Nai có 33 ca phát hiện qua sàng lọc và 784 ca trong khu cách ly, phong tỏa.
TP Biên Hòa tiếp tục là "điểm nóng" của Đồng Nai khi ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất, lũy kế đến nay ghi nhận 3.413 người nhiễm COVID-19, tiếp theo là 2 huyện: Nhơn Trạch 1.199 người, Vĩnh Cửu 1.171 người.
Đến nay, lũy kế tổng số ca dương tính mới trong đợt dịch thứ 4 của Đồng Nai là 7.145 người mắc.
Điều đáng lưu ý, đã ghi nhận 72 nhân viên y tế ở một số cơ sở y tế và cán bộ cơ sở nhiễm COVID-19.
Đồng Nai đã thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ được gần 1 tháng.
Nhiều xã, phường cũng đã tiến hành phong tỏa để bóc tách người nhiễm COVID-19 ra khỏi cộng đồng.
Tuy nhiên, số ca mắc mới phát hiện ngày càng tăng, chưa có dấu hiệu giảm, cho thấy dịch đã nhiễm sâu trong cộng đồng.
Công tác điều tra, truy vết, xét nghiệm chậm, không theo kịp với tốc độ lây lan của dịch bệnh, khiến cho dịch bệnh đã lây nhiễm đến các thế hệ F2, F3, gây rất nhiều khó khăn cho công tác dập dịch.
Bên cạnh đó, phải kể đến ý thức chấp hành quy định giãn cách của người dân trong xã, phường cách ly, phong tỏa chưa cao, vẫn còn xảy ra tình trạng tập trung đông người, đi ra đường tùy tiện dẫn đến dịch bệnh khó được ngăn chặn.
Hà Nội phát hiện 61 ca dương tính chỉ trong 18 giờ
Trong 40 ca dương tính SARS-CoV-2 vừa được Hà Nội công bố trưa nay, có tới 25 ca tại cộng đồng, 10 người phát hiện qua ho, sốt.
Sở Y tế Hà Nội trưa 6/8 cho biết, sáng nay TP vừa ghi nhận thêm 40 ca dương tính, trong đó có 25 ca trong cộng đồng, 15 ca trong khu cách ly.
Như vậy, từ 18h ngày 5/8 đến 12 giờ ngày 6/8, Hà Nội có 61 ca dương tính mới.
40 ca dương tính mới thuộc 6 chùm ca bệnh: nhà thuốc Đức Tâm, 95 Láng Hạ (5); chùm Bệnh viện Phổi Hà Nội (1); chùm liên quan đến Bắc Giang (3); ho sốt thứ phát (19); Tân Mai, Hoàng Mai (2) và 10 trường hợp thuộc chùm sàng lọc ho sốt tại cộng đồng.
Trong 10 ca dương tính phát hiện qua sàng lọc người ho, sốt tại cộng đồng có ông T.V.D (63 tuổi) ở Đào Tấn, Cống Vị, Ba Đình; bà N.Q.T, 51 tuổi ở Trung Oai, Tiên Dương, Đông Anh; ông N.D.K, 61 tuổi ở Trung Oai, Tiên Dương, Đông Anh.
Trong đó, ông D sốt cao 40 độ C hôm 4/8, khai báo cho Trạm Y tế, ngày 5/8 được lấy mẫu sàng lọc và cho kết quả dương tính.
Bà T là bán hàng tại chợ Đồng Xa, Mai Dịch. Ngày 31/7, có triệu chứng ho. Ngày 4/8 khai báo y tế và được lấy mẫu sàng lọc ho sốt cho kết quả dương tính.
Còn ông K có em gái là người bán hàng tại chợ Đồng Xa, Mai Dịch. Em gái ông sang chơi ngày 31/7 (lúc đấy đã có triệu chứng ho, ngồi tiếp xúc gần, không đeo khẩu trang). Ngày 4/8, ông K có biểu hiện triệu chứng, đi khám tại bệnh viên được làm xét nghiệm nhanh dương tính. Ông sau đó được chuyển Bệnh viện Đông Anh cách ly, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
4 người là công nhân xây dựng tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Quang Trung, Hà Đông gồm: Chị B.T.N, 30 tuổi; anh B.C.N, 34 tuổi; 2 trường hợp này đều quê ở Hòa Bình, làm thợ xây công trình trong BVĐK Hà Đông từ 16/7, được làm xét nghiệm âm tính trước khi vào làm. Tại đây, họ ở trong lán không ra ngoài, ngày 5/8 có biểu hiện sốt được lấy mẫu làm xét nghiệm có kết quả dương tính.
Hai người khác là anh B.V.N, 31 tuổi và chị B.T.N, 42 tuổi. Họ cũng quê ở Hòa Bình, làm thợ xây công trình trong BVĐK Hà Đông từ 9/7, tại đây ở trong lán không ra ngoài. Ngày 4/8, họ bị sốt được lấy mẫu làm xét nghiệm có kết quả dương tính.
3 trường hợp còn lại gồm: Anh N.M (người nước ngoài), 33 tuổi ở Park 3 Times City, Mai Động, Hoàng Mai; bà N.T.H, 62 tuổi ở Phúc Trại, Văn Bình, Thường Tín và bà V.T.H, 52 tuổi ở 174 Trần Phú, Thường Tín.
Trong đó, anh N.M từ Khánh Hòa về Hà Nội trên chuyến bay VN1558 ngày 25/7. Ngày 1/8 anh xuất hiện ho, sốt nhẹ, ngày 4/8 đến khám tại Bệnh viện Vinmec được test nhanh dương tính và Trung tâm Y tế Hoàng Mai đã tiến hành bệnh phẩm PCR gửi CDC Hà Nội cho kết quả khẳng định dương tính.
Còn bà N.T.H nhập viện điều trị vào khoa Nội tại Bệnh viện Thường Tín hôm 29/7 và được làm test nhanh, kết quả âm tính. Ngày 5/8, bà được làm test nhanh trước khi ra viện, kết quả dương tính. Ngày 6/8 có kết quả RT-PCR dương tính.
Bà V.T.H hôm 4/8 bị sốt, đau họng. Ngày 5/8, vào Bệnh viện Thường Tín được xét nghiệm test nhanh dương tính. Ngày 6/8, bà có kết quả RT-PCR dương tính.
Như vậy, tính từ 29/4 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 1.599 trường hợp dương tính, trong đó có 953 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng và 646 trường hợp tại khu cách ly.
Hiện tại, có 1.330 trường hợp mắc thuộc các ổ dịch đang hoạt động, trong đó có 298 trường hợp ở 3 ổ dịch đã xác định được nguồn lây, còn lại 1.032 trường hợp ở 9 ổ dịch chưa xác định được nguồn lây nhiễm.
Sự thật thông tin Hà Nội giãn cách xã hội đến 22/8
Báo Sức khỏe & Đời sống (Bộ Y tế) đưa tin: Thông tin Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 22/8 đang khiến người dân xôn xao.
Theo báo trên, UBND TP. Hà Nội mới đang thực hiện các quy trình để ban hành công điện mới về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Cụ thể, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn, UBND TP. Hà Nội đề xuất Thường trực Thành ủy tiếp tục thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 17 của UBND TP. Hà Nội đến ngày 22/8.
UBND TP. Hà Nội nhận định, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn vẫn được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ vẫn ở mức cao, diễn biến khó lường, liên tục xuất hiện nhiều chùm ca bệnh, nhiều ca bệnh chưa xác định được nguồn lây.
Trước đó, tối 23/7, UBND TP. Hà Nội phát thông báo thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 6h ngày 24/7/2021 trên phạm vi toàn thành phố theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; Thành phố cách ly với tỉnh; cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch theo quy định.
Lâm Đồng, Thái Bình, Bạc Liêu khẩn trương truy vết, xét nghiệm các trường hợp liên quan ca dương tính
Sáng 6/8, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 6 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, đáng chú ý là lần đầu tiên tại thành phố Đà Lạt cùng lúc có tới 4 ca. Các ca bệnh là nữ công nhân của Công ty may DWS - Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sợi Đà Lạt (nhà máy sợi len lông cừu đầu tiên ở Việt Nam). Trước đó, ngày 16/7, thành phố Đà Lạt đã ghi nhận một ca dương tính với SARS-CoV-2 là lái xe vận chuyển nông sản và lây nhiễm từ chợ đầu mối Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).
Được biết, Công ty may DWS - Công ty Trách nhiệm hữu hạn sợi Đà Lạt có 217 công nhân, trong đó trong ca của ngày 5/8 có 105 công nhân làm việc và đã được lấy mẫu xét nghiệm. Có 87 trường hợp F1 đã được đưa đi cách ly tập trung, 13 nhân viên của công ty được cách ly tại nhà máy theo phương án "3 tại chỗ". Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng) tiếp tục lấy mẫu của 105 công nhân trong công ty và thông báo cho các công dân tại thành phố Đà Lạt đã đến những nơi ca F0 từng có mặt tới ngay cơ sở y tế để lấy mẫu xét nghiệm.
Hiện tại, Công ty may DWS - Công ty Trách nhiệm hữu hạn sợi Đà Lạt đã tạm ngừng hoạt động. Ông A.D.P (Alessandro Di Palma), quốc tịch Italy, Giám đốc điều hành công ty, đã được xét nghiệm nhanh và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Như vậy, đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 62 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 12 ca đã khỏi bệnh, 50 người đang tiếp tục điều trị.
* Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, qua kết quả xét nghiệm của đêm 5/8, tỉnh đã ghi nhận thêm 8 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, đều là người dân từ Thành phố Hồ Chí Minh trở về, trong đó có một em bé 3 tuổi.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình cùng Đội phản ứng nhanh phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Tiền Hải điều tra, truy vết xử lý ổ dịch. Các trường hợp dương tính được chuyển đến về cách ly, theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình; đồng thời quản lý 24 trường hợp F1; xử khuẩn vệ sinh môi trường, khử trùng toàn bộ khu vực bệnh nhân được cách ly và các khu vực liên quan; tiếp tục điều tra truy vết không để sót đối tượng, quản lý cách ly theo quy định...
Liên quan đến các công dân từ Thành phố Hồ Chí Minh trở về tỉnh Thái Bình một cách tự phát trong những ngày đầu tháng 8, ngày 5/8, tỉnh Thái Bình đã ghi nhận 7 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp siết chặt quản lý, kiểm soát công dân từ tỉnh ngoài trở về địa bàn tỉnh Thái Bình. Đặc biệt, UBND tỉnh Thái Bình đã quyết định, từ 12 giờ ngày 6/8, tỉnh Thái Bình không tiếp nhận công dân về tỉnh (bao gồm cả người có hộ khẩu ở Thái Bình) từ các tỉnh, thành phố, địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ cho tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền các tỉnh, thành phố nơi giãn cách xã hội và UBND tỉnh Thái Bình cho phép vào tỉnh).
* Ngày 6/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu cho biết, địa phương vừa ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 qua xét nghiệm khẳng định RT-PCR tầm soát COVID-19. Cả 2 trường hợp này là chuyên gia, đăng ký vào địa bàn tỉnh Bạc Liêu để thi công công trình điện gió. Bộ Y tế công bố mã bệnh nhân của 2 trường hợp này là 186197 và 186199.
Trước đó, vào ngày 4/8, các chuyên gia này khi đến chốt kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã được đưa đi cách ly tập trung tại khu cách ly trên địa bàn huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) và lấy mẫu tầm soát COVID-19 theo quy định. Kết quả, 2 lần xét nghiệm khẳng định RT-PCR cả mẫu gộp và mẫu đơn đều cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Theo Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu, 2 trường hợp dương tính này rất ít khả năng lây lan ngoài cộng đồng vì trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính thì cả 2 bệnh nhân nêu trên đều đã được cách ly tập trung tại huyện Hòa Bình.
Qua điều tra dịch tễ, cơ quan chức năng ghi nhận 6 trường hợp F1 liên quan đến 2 bệnh nhân nói trên. Hiện tại bệnh nhân 186197 và 186199 đang được điều trị tại khu cách ly của Trung tâm Y tế huyện Hòa Bình và sức khỏe ổn định.
Sáng 6/8, Hà Nội có thêm 21 ca mới tại 10 quận, huyện
Sáng 6/8, Hà Nội ghi nhận thêm 21 trường hợp dương tính mới tại 10 quận, huyện, trong đó số ca phát hiện tại cộng đồng là 4 trường hợp và 17 trường hợp được phát hiện trong khu cách ly.
Theo đó, số ca mắc mới được phát hiện sáng 6/8 thuộc 04 chùm ca bệnh là ho sốt thứ phát (16), sàng lọc ho sốt (03), liên quan đến Bắc Giang tại Công ty SEI (01), nhà thuốc Đức Tâm 95 Láng Hạ (01).
Tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội có 1559 trường hợp dương tính mới, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 928 trường hợp , số mắc là đối tượng đã được cách ly là 631 ca.
1 bệnh nhân thuộc chùm ca bệnh liên quan đến Bắc Giang - Công ty SEI
Bệnh nhân N.T.T.H, nữ, sinh năm 1998, Chu Phan, Mê Linh, nhân viên của công ty đã hết thời gian cách ly đang được theo dõi sức khỏe tại nhà. Ngày 5/8, xuất hiện triệu chứng sốt, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
1 bệnh nhân thuộc chùm nhà thuốc Đức Tâm 95 Láng Hạ
Bệnh nhân N.M.T, nam, sinh năm 1991 là F1 (người mua thuốc) đã được cách ly tập trung với 2 lần xét nghiệm đều âm tính. Ngày 4/8, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
3 bệnh nhân thuộc chùm sàng lọc ho sốt cộng đồng
Bệnh nhân T.V.T, nam, sinh năm 1992, Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa; là nhân viên bưu điện làm nhiệm vụ vận chuyển hàng từ TP. Hồ Chí Minh trên chuyến tàu SE8 đến ga Hà Nội vào tối ngày 4/8. Khi tới ga Hà Nội xuất hiện sốt được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Bệnh nhân N.T.T, nữ, sinh năm 1997, Lĩnh Nam, Hoàng Mailà quản lý siêu thị tại địa chỉ 79A Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, ngày4/8 có triệu chứng sốt, đau họng, ngày 5/8 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Bệnh nhân L.H.T, nữ, sinh năm 1994, Kim Giang, Đại Kim, Hoàng Mai; là nhân viên bán hàng tại địa chỉ 79A Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, ngày 04/8 có triệu chứng sốt nên chủ động đi khám, ngày 5/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
16 trường hợp thuộc chùm ho sốt thứ phát
Hai bệnh nhân là N.T.O, nữ, sinh năm 1979 và L.C.L, nam, sinh năm 2004, ở Cam Thượng, Ba Vì. Cả hai bệnh nhân là F1 của bệnh nhân L.T.N, được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung từ ngày 27/7. Ngày 4/8, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
3 bệnh nhân gồm T.T.L, nữ, sinh năm 1969 Uy Nỗ, Đông Anh; N.V.T, nam, sinh năm 1967, Uy Nỗ, Đông Anh và V.Đ.S, nam, sinh năm 1972, Tiên Dược, Sóc Sơn. Cả ba bệnh nhân là F1 của T.T.T.Đ (làm cùng phân xưởng) được chuyển cách ly tập trung từ ngày 28/7. Ngày 5/8, các bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Bệnh nhân N.V.H, nam, sinh năm 1974, thị trấn Đông Anh, Đôn Anh là F1 của N.T.X. Ngày 5/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Bệnh nhân N.C.P, nam, sinh năm 2017, Thanh Lương, Hai Bà Trưng, là F1 của V.T.T được cách ly tập trung từ ngày 1/8. Ngày 5/8 bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Bệnh nhân H.M.T, nam, sinh năm 1984, ở Hàng Buồm, Hoàn Kiếm; là F1 của N.V.P, được cách ly tập trung từ ngày 28/7. Ngày 4/8, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Bệnh nhân P.V.P, nam, sinh năm 1995, ở Phúc Tân, Hoàn Kiếm, là F1 của P.V.A, được cách ly tập trung từ ngày 28/7 với 2 lần xét nghiệm (âm tính). Ngày 4/8, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, lấy mẫu xét nghiệm ngày 5/8, kết quả dương tính.
Bệnh nhân V.K.L, nữ, sinh năm 2001, ở Giải Phóng, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, là F1 của N.T.L được cách ly tập trung từ 28/7. Ngày 4/8, bệnh nhân xuất hiện ho, sốt được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
4 bệnh nhân gồm N.Đ.A, nam, sinh năm 2014; N.V.Đ, nam, sinh năm 1985; N.A.N, nữ, sinh năm 2020; P.T.T.L, nữ, sinh năm 1988. Cả 4 bệnh nhân đều ở Thọ Am, Liên Ninh nằm trong khu vực phong tỏa có nhiều bệnh nhân dương tính trước đó. Ngày 3/8, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng của bệnh. Ngày 4/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Bệnh nhân Đ.T.A, nữ, sinh năm 2012, ở Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, là V.K.H. Ngày 3/8, được lấy mẫu xét nghiệm (kết quả âm tính) và chuyển cách ly tập trung. Ngày 5/8, xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Bệnh nhân N.T.N, nữ, sinh năm 1996, ở Ngọc Hồi, Thanh Trì, là F1(vợ) của N.K.T. Ngày 4/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Thêm 4.009 ca mắc trong sáng ngày 6/8/2021, TP Hồ Chí Minh có 2.563 ca
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 18 ngày 5/8 đến 6 giờ ngày 6/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận ghi nhận 4.009 ca mắc mới trong nước tại Thành phố Chí Minh (2.563 ca), Bình Dương (322 ca), Long An (286 ca), Tiền Giang (253 ca), Đồng Nai (207 ca), Đà Nẵng (77 ca), Vĩnh Long (63 ca), Đồng Tháp (53 ca), An Giang (47 ca), Trà Vinh (34 ca), Phú Yên (27 ca), Bình Định (19 ca), Kiên Giang (17 ca), Gia Lai (14 ca), Hà Tĩnh (5 ca), Đắk Nông, Thanh Hóa và Lâm Đồng (mỗi địa phương 4 ca), Bạc Liêu, Lào Cai, Quảng Trị, Lạng Sơn (mỗi nơi ghi nhận 2 ca), Hải Dương và Hà Nội (cùng có 1 ca); có 823 ca trong cộng đồng.
Tính đến sáng 6/8, Việt Nam có 189.066 ca nhiễm trong đó có 2.334 ca nhập cảnh và 186.732 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ ngày 27/4 đến nay là 185.162 ca, trong đó có 55.266 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới là Quảng Ninh và Bắc Kạn. Có 11 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn gồm Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái và Thái Bình.
Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 được điều trị khỏi là 58.040 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 486 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 20 ca.
Số lượng xét nghiệm đã thực hiện từ ngày 27/4/2021 đến nay là 6.721.408 mẫu cho 19.009.497 lượt người.
Trong ngày 5/8, đã có thêm 442.422 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm cho người dân. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 8.061.116 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 7.241.093 liều, tiêm mũi 2 là 820.023 liều.
Ngày 5/8, Bộ Y tế tiếp nhận gói viện trợ y tế phòng chống dịch COVID-19 trị giá 500.000 USD từ ông Wibar Abdullah I.Albaseer, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Saudi Arabia tại Việt Nam.
Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 làm trưởng đoàn đã đến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tập huấn trực tuyến về quy trình quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 cách ly tại nhà.
Trong ngày 5/8, hơn 300 y, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vào Thành phố Hồ Chí Minh “3 cùng” tại Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 của Bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh này. Đêm 4/8 rạng sáng 5/8, hàng trăm thiết bị y tế của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cùng 9 y bác sĩ đã đến Ga Sài Gòn.
Đội quân tinh nhuệ chi viện cho Thành phố Hồ Chí Minh lần này của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là những bác sĩ chuyên ngành hồi sức, gây mê, ngoại khoa… và điều dưỡng có khả năng thiết lập, vận hành thở máy để điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Trước đó, tại cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Thành phố Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống dịch, để tăng cường năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19 cho Thành phố, đặc biệt là bệnh nhân nặng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã quyết định thiết lập thêm các Trung tâm Hồi sức tích sực COVID-19 của Bộ Y tế trên địa bàn.
Theo đó, ngoài Bệnh viện hồi sức COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh 1.000 giường, Bộ Y tế thiết lập thêm 4 Trung tâm Hồi sức tích cực khác và phân công Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm điều hành.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện phương án và quy định thí điểm triển khai cách ly F1 tại nhà bắt đầu áp dụng từ 0h ngày 10/8. Theo quy định thí điểm, Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ áp dụng thực hiện cách ly F1 tại nhà đối với 7 nhóm đối tượng gồm: Trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi là người tiếp xúc gần với các trường hợp F0, nhưng không có người chăm sóc, phải ở cùng cha hoặc mẹ; Cha hoặc mẹ là F1 nhưng là người giám hộ duy nhất chăm sóc con là trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi; Người tiếp xúc gần là phụ nữ có thai, người già từ 70 tuổi trở lên (hoặc từ 65 tuổi trở lên có bệnh nền), người khuyết tật, trẻ em, người bị bệnh hoặc người có sức khoẻ yếu phải có người chăm sóc.
Bộ Y tế cho biết: Người dân từ 18 tuổi trở lên có thể đăng ký tiêm phòng vaccine COVID-19 cho cá nhân qua Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19. Hai cách để đăng ký tiêm chủng vaccine COVID-19 online: Cách thứ nhất, truy cập Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 ở đường dẫn: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/register-person để đăng ký trực tiếp trên website.
Cách thứ hai: Truy cập đường dẫn https://hssk.kcb.vn/#/sskdt để tải ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" cho điện thoại dùng hệ điều hành Android và iOS. Khi tải về sẽ có phần đăng ký, đăng nhập với số điện thoại. Sau khi xác thực thông tin trên phần mềm, người dân sẽ thấy thông tin về hướng dẫn đăng ký tiêm vaccine.
PV/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất