21/11/2015 12:03 GMT+7 | Thế giới
Theo ông Hoàng Như Cương, Phó Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh, các chi phí xây dựng, giải phóng mặt bằng, quản lý dự án và chi phí khác của dự án tính theo quy định trong nước nên rất thấp; dự án chậm triển khai nên chịu ảnh hưởng của trượt giá, lạm phát... cũng góp phần làm tăng tổng mức đầu tư các dự án này.
Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có tổng chiều dài 19,7 km: gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao; với 14 ga: 3 ga ngầm, 11 ga trên cao và depot Long Bình tại Quận 9 với diện tích 22 ha.
Thời gian thực hiện từ năm 2007 đến 2020. Tổng mức đầu tư ban đầu được UBND Tp. Hồ Chí Minh phê duyệt năm 2007 là hơn 17.387 tỷ đồng (tương đương 1,091 tỷ USD), sau đó đến tháng 9/2011 điều chỉnh tăng lên 47.325,2 tỷ đồng (tương đương 2,490 tỷ USD).
Bên cạnh đó, tỷ lệ tính toán các chi phí dự phòng, rủi ro, trượt giá cũng được cập nhật theo quy định mới, tính toán cho đến năm 2019 làm cho tổng mức đầu tư tăng đáng kể.
Dự án xây dựng tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) có tổng chiều dài 11,322 km: gồm 9,315 km đi ngầm, 0,232 km chuyển tiếp, 0,778 km đi trên cao và 0,997 km nối vào depot Tham Lương với diện tích 25 ha. Tổng mức đầu tư là 26.116 tỷ đồng, tương đương 1,374 tỷ USD. Thời gian thực hiện từ năm 2010 đến 2018.
Phối cảnh nhà ga metro Bến Thành. Ảnh: TTXVN
Theo tính toán của tư vấn cũng như thông qua các đợt kiểm tra tình hình thực hiện dự án của các nhà tài trợ vào tháng 3/2015 và tháng 7/2015, tổng mức đầu tư dự án hiện nay là 2,074 tỷ USD, tăng khoảng 51% (khoảng 700 triệu USD) so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, chưa bao gồm hạng mục Nhà ga Bến Thành và chi phí chuẩn bị vận hành và bảo dưỡng.
Ngoài ra, các yếu tố thay đổi tỷ giá giữa VND và USD, euro; các thủ tục Việt Nam và các nhà tài trợ thường xuyên thay đổi làm chậm chễ tuyến độ dự án, phát sinh chi phí cho các dự án, tăng chi phí do trượt giá, lạm phát... cũng làm cho tổng mức đầu tư dự án tăng.
Dự án tuyến metro số 5, giai đoạn 1, đoạn Ngã tư Bảy Hiền - Cầu Sài Gòn với tổng chiều dài 8,89 km, trong đó có 7,458 km đi ngầm và 1,44 km đi trên cao, với 7 ga ngầm, 1 ga trên cao. Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị, tổng mức đầu tư của tuyến metro số 5 - giai đoạn 1 khi đăng ký danh mục dự án ODA ước khoảng 833 triệu euro với cam kết cho vay 500 triệu euro của Chính phủ Tây Ban Nha.
Đối với dự án này, rút kinh nghiệm của các tuyến metro số 1 và số 2, Ban Quản lý Đường sắt đô thị đã đề nghị các nhà tài trợ hỗ trợ thẩm tra dự án để làm cơ sở xác định chính xác tổng mức đầu tư của dự án tuyến số 5, giai đoạn 1. Từ đó, kết quả rà soát đã ước tính tổng mức đầu tư của dự án này tính thời điểm hiện nay là khoảng 1.563 triệu euro, tăng 729,7 triệu euro (tăng 87%).
Nguyên nhân tăng được xác định là do chính xác hoá lại toàn bộ khối lượng của dự án và phát sinh tăng do yếu tố trượt giá từ 2010 đến 2014 của hai loại đồng tiền euro và VND; do chế độ chính sách tiền lương thay đổi. Ngoài ra, nguyên nhân tăng do bổ sung 5% chi phút quản lý dự án và tính lại chi phí tư vấn xây dựng lên 7% theo Thông tư 04/2010/TT-BXD; tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tăng do bổ sung dự phòng do yếu tố trượt giá vào tổng mức đầu tư...
Ông Hoàng Như Cương, Phó Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp.Hồ Chí Minh cho biết, qua tính toán của các dự án tại thời điểm hiện nay, suất vốn đầu tư tính trên 1 km của các tuyến metro như sau: tuyến số 1 là 93,9 triệu USD/km, tuyến số 2 là 130,8 triệu USD/km, tuyến số 5 là 117,5 triệu USD/km.
Đối chiếu với suất vốn đầu tư của các dự án nước ngoài khác thì suất đầu tư tính trên km của các dự án đường sắt đô thị của Tp. Hồ Chí Minh không cao.
Tuy nhiên, việc so sánh suất đầu tư giữa các dự and cũng chỉ mang tính chất tương đối do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như hệ thống cơ điện, đầu máy toa xe, tỷ lệ đoạn đi ngầm, điều kiện địa chất, quy định kỹ thuật của nhà tài trợ...
TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất