(TT&VH Online) - Các nhà bảo tồn sinh học ở bốn quốc gia vừa tham dự một cuộc họp khẩn cấp được tổ chức tại Viên Chăn, Lào để tìm biện pháp giải quyết các mối đe dọa tuyệt chủng đối với một trong những loài thú bí ẩn nhất của thế giới - loài Sao la.
Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) thường sống tại những thung lũng hẻo lánh của dãy Trường Sơn dọc theo biên giới Lào và Việt Nam. Sao la mới được các nhà khoa học biết đến từ năm 1992. Ngay tại thời điểm đó, Sao la đã là một loài thú hiếm và có số lượng quần thể rất nhỏ. Theo nhận định của các chuyên gia tham dự hội thảo, số lượng loài này từ đó đã suy giảm nhanh chóng và đang có nguy cơ bị biến mất vĩnh viễn.
Điều này gợi nhớ tới số phận của loài Bò xám, một loài đặc hữu ở khu vực Đông Dương có thể đã bị tuyệt chủng âm thầm ở một thời điểm nào đó trong 20 năm qua. Và hiện nay, ngoài Sao la, có lẽ chỉ có hai hoặc ba loài thú lớn khác ở toàn bộ khu vực Đông Nam Á (ví dụ Tê giác Javan) cũng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng tương tự.
Về hình dáng bên ngoài, Sao la trông giống loài linh dương xa mạc ở Ảrập, nhưng thực tế loài này có quan hệ gần hơn với các giống gia súc. Các sọc màu trắng nổi bật trên mặt và cặp sừng dài thon dài tạo nên vẻ đẹp riêng biệt và môi trường sống kín đáo ở những khu rừng ẩm ướt trong dãy Trường Sơn càng gợi nên vẻ bí ẩn của loài này. Người ta hiếm khi nhìn thấy hoặc chụp ảnh được Sao la và đã có bằng chứng chứng tỏ loài này khó sống được trong điều kiện nuôi nhốt. Hiện không có bất kỳ cá thể Sao la nào được nuôi giữ trong bất kỳ vườn thú nào trên thế giới. Số lượng quần thể của chúng trong tự nhiên có lẽ chỉ còn vài chục và tất nhiên không nhiều hơn con số vài trăm.
Sao la bị đe dọa chủ yếu do nạn săn bắt. Các chuyên gia trong cuộc hội thảo này cho rằng việc đánh bẫy và săn bắt với sự trợ giúp của chó (những hoạt động dễ gây tổn thương nhất tới Sao la) là những mối đe dọa trực tiếp chính tới loài này. Hiện nay, Sách đỏ các loài bị đe dọa của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp Sao la ở mức “Cực kỳ nguy cấp”, có nghĩa là chúng đang phải đối mặt với “nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên”. Vì không có cá thể nào được nuôi giữ trong các vườn thú và tới nay gần như không có tài liệu nào đề cập đến khả năng nuôi nhốt thành công Sao la, nguy cơ tuyệt chủng của Sao la trong tự nhiên sẽ đồng nghĩa với việc tuyệt chủng của loài này ở mức độ toàn cầu và không còn khả năng phục hồi và tái sinh.
Cuộc hội thảo được tổ chức theo lời kêu gọi của Ủy ban về loài của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN SSC). Đơn vị tổ chức trực tiếp là Nhóm làm việc về Sao la thuộc Nhóm chuyên gia về thú lớn hoang dã Châu Á (www.asianwildcattle.org) - Ủy ban về loài của IUCN. Hội thảo được Quỹ đối tác về các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF) tài trợ cùng với sự hỗ trợ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế-Chương trình tại Lào, BirdLife International – Chương trình Đông Dương và tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu. CEPF là sáng kiến chung của Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, Quỹ Môi trường Toàn cầu, Chính phủ Nhật Bản, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur và Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu cơ bản của chương trình là thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Cá thể Sao la này bị bắt ở Lào năm 1996 nhưng chỉ sống được trong vài tuần. Ảnh: W. Robichaud/WCS
Chủ đề xuyên suốt của cuộc họp lần này là Từ Kế hoạch tới Hành động trên cơ sở thấy được sự cần thiết của việc tăng cường hợp tác trong hành động để cứu loài Sao la khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nhóm làm việc về Sao la bao gồm các cán bộ từ các cơ quan lâm nghiệp của Lào và Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường đại học Vinh và các nhà sinh học và bảo tồn từ các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức bảo tồn thiên nhiên và Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Ngoài ra, tham dự hội thảo còn có các chuyên gia từ Học viện Smithsonian và Tổ chức bảo tồn quốc tế Gilman.
Các cơ quan và tổ chức tham gia cuộc họp đã cam kết thực thi những hành động cụ thể trong vòng 12 tháng tới nhằm cải thiện đáng kể công tác bảo tồn loài thú này. Quan trọng hơn, các thành viên đã nhấn mạnh rằng không thể bảo tồn loài Sao la nếu không loại bỏ triệt để việc đặt bẫy và giảm việc săn bắt với trợ giúp của chó tại những khu vực trọng điểm trong các khu rừng thuộc dãy Trường Sơn. Các nhà bảo tồn cũng đề cập tới tầm quan trọng của việc:
- Cải tiến phương pháp tìm kiếm Sao la trong tự nhiên; - Thực hiện các nghiên cứu sử dụng vô tuyến điện theo dõi từ xa nhằm giúp hiểu được các nhu cầu bảo tồn của loài này; - Nâng cao nhận thức về nguy cơ tuyệt chủng của loài thú này tại Lào, Việt Nam và trong giới bảo tồn; - Tìm kiếm nhiều hỗ trợ tài chính hơn từ các nhà tài trợ trong việc bảo tồn loài Sao la.
Ông William Robichaud, Điều phối viên Nhóm làm việc về Sao la và chủ trì cuộc hội thảo trên phát biểu: “Chúng ta đang ở một thời điểm lịch sử trước một cánh cửa cơ hội rất nhỏ và đang nhanh chóng khép lại để bảo vệ loài thú đặc biệt này. Cánh cửa này có thể đã đóng lại đối với loài Bò xám, nhưng các thành viên tham gia hội thảo muốn khẳng định rằng Sao la không thể là loài tiếp theo”.
Đội tuyển U22 Việt Nam sẽ tập trung trở lại vào ngày 10/3 tới tại Trung tâm Đào tạo Bóng đá Trẻ Việt Nam để chuẩn bị cho giải đấu tập huấn tại Trung Quốc, hướng tới SEA Games 33.
Giải Cống Hiến 2025 đang ở giai đoạn "nước rút" để tìm ra những chủ nhân xứng đáng cho các hạng mục. Hãy khám phá những chuỗi chương trình nổi bật trong hạng mục Chuỗi chương trình của năm tại Giải Cống Hiến 2025.
Giải Cống Hiến lần 19 – 2025 đã chính thức mở cổng bình chọn từ ngày 13/2/2025, và những cái tên nổi bật trong hạng mục Nhà sản xuất của năm đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ công chúng và giới chuyên môn.
Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố khởi động mùa Giải Cống hiến mới. Chúng ta hãy cùng nhìn lại Hồ sơ Đề cử Âm nhạc Cống hiến lần thứ 19 – 2025, hạng mục Nữ ca sĩ của Năm.
Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố khởi động mùa Giải Cống hiến mới. Chúng ta hãy cùng nhìn lại Hồ sơ Đề cử Âm nhạc Cống hiến lần thứ 19 – 2025, hạng mục Nam ca sĩ của Năm.
Hạng mục Nghệ sĩ mới của năm tại Giải Cống Hiến vinh danh những tài năng mới, những làn gió tươi mới mang đến sức sống và sự sáng tạo cho nền âm nhạc Việt Nam.
Hạng mục Music Video của năm luôn là một trong những điểm nhấn quan trọng tại Giải Cống Hiến. Năm nay, Ban Tổ Chức đã công bố 5 đề cử chính thức, mang đến cho khán giả những tác phẩm âm nhạc độc đáo, sáng tạo và đầy cảm xúc.
Mới đây, vợ của một ngôi sao từng khoác áo MU và ĐT Anh đã dính vào lùm xùm với tòa án. Trớ trêu thay, đó là một khoản nợ 5 bảng Anh/tháng, con số rất thấp so với thu nhập của một cầu thủ bóng đá.
Happy Learning Academy là một trong những trường Anh ngữ uy tín được thành lập tại Cebu (Philippines), với sứ mệnh mang đến cho học viên môi trường đào tạo quốc tế.
Ngày 25/2, một tàu chở khách đã va chạm với tàu thu hồi dầu thải trên sông Nguyên Giang (Yuanshui) thuộc huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, khiến 2 người thiệt mạng và một số người mất tích.
Theo hãng tin Yonhap, phiên điều trần cuối trong tiến trình luận tội đối với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bắt đầu tại Seoul ngày 25/2. Tổng thống Yoon Suk Yeol đã không có mặt khi phiên điều trần bắt đầu, song dự kiến có thể có mặt vào cuối phiên.
Dữ liệu radar xuyên đất do robot thám hiểm tự hành Chúc Dung của Trung Quốc thu được đã cho thấy hình dung về một bãi cát ven một đại dương cổ đại nằm ở vùng đồng bằng phía Bắc của Sao Hỏa.
Những năm gần đây, các kỳ thi đánh giá năng lực ngày càng tăng sức hút khi cả số thí sinh đăng ký dự thi và số trường sử dụng điểm thi để xét tuyển đều tăng.
Sáng 25/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Timor-Leste Jose Ramos-Horta nhân dịp Tổng thống tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ 2 tại Hà Nội (từ ngày 25-26/2/2025).