Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo Điểm lại kinh tế Việt Nam: Ổn định, tăng trưởng cao

11/12/2017 14:00 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 11/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam công bố Báo cáo Điểm lại kinh tế Việt Nam. Đây là ấn phẩm bán thường niên về tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới.

Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione cho biết, đà tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn được đẩy mạnh và thương mại toàn cầu đang hồi phục trong năm 2017. Nhờ thu nhập tăng lên và tỷ lệ nghèo giảm xuống, nền kinh tế Việt Nam có thêm một năm khởi sắc và tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định.

Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Sebastian Eckardt cho rằng, cải cách cơ cấu vẫn là ưu tiên trọng tâm trong điều kiện tăng trưởng năng suất chưa cao. Trên cơ sở những tiến triển đạt được, Việt Nam có thể tiếp tục nâng tốc độ tăng năng suất qua đầu tư vào kỹ năng và hạ tầng cần có đồng thời tăng cường chiều sâu cải cách về môi trường kinh doanh, khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.

Báo cáo Điểm lại kinh tế Việt Nam cho thấy, sức cầu trong nước mạnh hơn, các ngành chế tạo và chế biến định hướng xuất khẩu đạt kết quả tốt, ngành nông nghiệp đang từng bước phục hồi, là các yếu tố tạo động lực cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,4% trong 9 tháng năm 2017 so với cùng kỳ năm trước. Ngành chế tạo và dịch vụ lần lượt đạt tăng trưởng 7,3% và 12,8% so với cùng kỳ.

Chú thích ảnh
Bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Cái Lân. Ảnh: Hoàng Phương/TTXVN

Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng tăng 6,7% trong năm 2017. Nhìn về trung hạn, tăng trưởng được dự báo sẽ ổn định ở mức khoảng 6,5%, lạm phát dự kiến vẫn ở mức thấp. Lạm phát thấp và mức lương thực tế tăng giúp duy trì sức cầu trong nước và tiêu dùng tư nhân ở mức cao. Đồng thời, kinh tế toàn cầu khởi sắc cũng trợ lực cho ngành nông nghiệp, các ngành chế tạo định hướng xuất khẩu của Việt Nam. Số lượng việc làm tiếp tục tăng với 1,6 triệu việc làm mới được tạo ra trong ngành công nghiệp chế tạo trong ba năm qua và 700.000 việc làm mới được bổ sung ở các ngành xây dựng, bán lẻ và dịch vụ, góp phần tăng tổng năng suất lao động. Nhu cầu lao động cao hơn góp phần khiến lương tăng nhanh, với mức lương tăng khoảng 15% từ năm 2014 đến năm 2016.

Theo Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam, tuy đã có tiến triển về giải quyết nợ xấu, nhưng những rủi ro vẫn còn, chẳng hạn như tỷ lệ an toàn vốn ở một số ngân hàng còn chưa được đảm bảo, nhất là trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng cao. Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam ghi nhận tình hình tài khóa đang được thắt chặt hơn, dẫn đến bội chi ngân sách giảm và tốc độ tăng nợ công được kiềm chế. Tuy nhiên, cắt giảm đầu tư công-xuống còn 16% tổng chi trong 6 tháng đầu năm 2017 so với 25% trong những năm qua, chưa hẳn đã được cho là bền vững về lâu dài khi Việt Nam vẫn cần đầu tư nhiều cho hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai. Cải cách cơ cấu chậm cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi hiện nay, nhất là khi tốc độ tăng trưởng đầu tư đang yếu đi. Tăng cường khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu là hướng đi để nâng cao tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn.

Báo cáo  khuyến nghị, tận dụng đà tăng trưởng theo chu kỳ để tăng cường khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô, trong ngắn hạn cần tập trung vào chất lượng, tính bền vững hơn là mức tăng trưởng, tái tạo lại lớp đệm chính sách; củng cố tình hình ngân sách cho bền vững và thân thiện với tăng trưởng; áp dụng chính sách tỷ giá và tiền tệ theo hướng ứng phó, xử lý nợ xấu, nâng tỷ lệ an toàn vốn và quản lý tăng trưởng tín dụng. Về cải cách cơ cấu để đẩy mạnh tăng trưởng năng suất và nâng cao mức tăng trưởng tiềm năng, cải cách doanh nghiệp nhà nước cần tăng cường chiều sâu và đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa; cải thiện môi trường kinh doanh và cải cách pháp quy; phát triển thị trường vốn để đảm bảo hiệu suất trung tài chính; loại bỏ những trở ngại cho đầu tư trong nước, bao gồm cả về hạ tầng; đầu tư cho người và năng lực đổi mới sáng tạo- các kỹ năng của thế kỷ 21.

Trong báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam đã giới thiệu Chuyên đề đặc biệt tập trung vào chủ đề cải thiện năng suất và công bằng trong chi tiêu công. Khi nợ công tiến sát hạn mức 65% GDP theo luật định, Chính phủ Việt Nam phải đối mặt với những hạn chế đòi hỏi phải thắt chặt ngân sách trong vài năm tới. Chuyên đề đặc biệt tìm hiểu về những cải cách chi tiêu căn bản ở các dịch vụ công thiết yếu, chỉ ra cơ hội kiềm chế tăng chi thông qua cải thiện năng suất chi tiêu.

Việt Nam sẽ có những đặc khu kinh tế đột phá, không có Hội đồng nhân dân

Việt Nam sẽ có những đặc khu kinh tế đột phá, không có Hội đồng nhân dân

Để có thể thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ Việt Nam sẽ xây dựng các đặc khu kinh tế có thể chế riêng, sao cho mới mẻ, hấp dẫn, thông thoáng và đặc biệt chỉ có Ủy ban hành chính mà không có Hội đồng nhân dân.

TTXVN/Nguyễn Hồng Điệp

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link