(TT&VH) - Trong nhiều thế kỷ, người Nhật vẫn thường khoác lên người những bộ kimono đẹp đẽ do những người thợ thủ công khéo tay và phải mất nhiều công sức tạo nên. Nhưng Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với một vấn đề mà họ chưa từng nghĩ sẽ lâm phải: chẳng còn người thợ nào đủ kỹ năng để chế tác bộ trang phục đã gắn chặt với văn hóa của đất nước mặt trời mọc.
Yasutaka Komiya, một người thợ làm kimono 84 tuổi, ngồi bệt trên nền nhà, tay phẩy nhẹ lên những miếng lụa nhiều màu sắc nằm bên cạnh ông. “Tôi đã bắt đầu học cách nhuộm vải kimono như thế này từ khi mới 12 tuổi” - ông nói - “Cách đây vài trăm năm, có hàng ngàn người làm nghề giống tôi. Nhưng ngày nay chúng tôi là một trong ba gia đình duy nhất ở Nhật Bản có khả năng nhuộm vải kimono”.
Nguy cơ thất truyền các kỹ năng
Ngành sản xuất kimono, vốn cho ra những chiếc áo gắn bó lâu dài nhất với các biểu tượng văn hóa Nhật Bản, hiện đang lâm vào khủng hoảng. Từng là món đồ được ưa thích của các samurai, người quý tộc và cả dân lao động, kimono giờ ít khi được thanh nhiên Nhật mặc bởi họ thích đồ Âu hơn.
Ngay cả các sự kiện trang trọng chính thức cần tới kimono, người Nhật cũng không dùng trang phục thủ công mà sử dụng những bộ quần áo làm bằng máy móc công nghiệp, vốn có giá rẻ hơn nhiều đồ thủ công, có giá dao động từ 180.000 yen tới 1 triệu yen (2.240 USD - 12.400 USD).
Hoạt động sản xuất những chiếc kimono thủ công mang màu sắc tuyệt đẹp đang có nguy cơ biến mất khỏi Nhật Bản
Cùng với việc kimono trở thành món đồ không hợp thời trang, số công ty sản xuất chúng cũng thu hẹp lại, từ 217 trước kia xuống còn 24 công ty chỉ trong vòng có 30 năm. Ngay tại Kyoto, trung tâm văn hóa truyền thống của Nhật Bản, giờ cũng chỉ còn có 64 nghệ nhân chế tác kimono.
Nhiều nhân vật lãnh đạo trong làng sản xuất kimono truyền thống đã lên tiếng cảnh báo rằng trong vòng một thập kỷ tới, nghệ thuật sản xuất kimono, vốn được xem là đỉnh cao trong di sản văn hóa Nhật Bản, sẽ chết theo thế hệ nghệ nhân cuối cùng. Đây là những con người đã dành cả đời rèn giũa những kỹ năng do cha ông họ truyền dạy và giờ đều đã ở tuổi xế bóng.
Soichi Sajiki là một trong các nghệ nhân ấy. Cả gia đình ông đã làm vải kimono trong vòng 200 năm. Tuy nhiên theo ông, ngành công nghiệp kimono hiện đang bị đe dọa. “Chúng tôi đang vất vả vật lộn để tìm cách truyền những kỹ năng giá trị của mình cho thế hệ tiếp theo. Từ những kén tằm cho tới sản phẩm vải lụa cuối cùng cần tới 1.000 quy trình khác nhau, mỗi quy trình đó phải được thực hiện bởi một nghệ nhân khác nhau. Phải mất tới 40 năm để làm chủ một kỹ năng như vậy” - Sajiki nói - “Phần lớn các nghệ nhân ngày nay đã hơn 80 tuổi và trong vòng 10 năm tiếp theo, nhiều người sẽ nằm xuống. Chúng ta đang ở trong tình thế nguy hiểm, rất dễ mất đi các kỹ thuật chế tác kimono đã có hàng ngàn năm tuổi”.
Một sản phẩm công phu và tỉ mỉ
Kimono là sản phẩm kết tụ nhiều tinh hoa của người thợ thủ công Nhật Bản. Kimono thường được làm từ một mảnh vải lớn với chiều dài 12 - 13m và rộng 36 - 40cm. Cả mảnh vải sẽ được cắt làm 8 phần và sử dụng hết. Theo truyền thống, các loại kimono đều được may bằng tay. Về sau này người ta có sử dụng máy móc khi may kimono nhưng rất nhiều chi tiết vẫn phải sử dụng tới bàn tay con người.
Mỗi chiếc kimono thường được xem là một tác phẩm nghệ thuật do các họa tiết, các lớp vải được lựa chọn và phối hợp giữa các màu sắc rất sinh động, bắt mắt. Để các mảnh vải mang màu sắc đẹp đẽ, thợ thủ công sử dụng 1 trong 2 kỹ thuật: Vải được dệt từ các sợi chỉ có màu sắc khác nhau hoặc vải dệt được nhuộm màu.
Một ví dụ về loại vải dệt bằng chỉ màu là oshima - tsumugi. Nó được sản xuất trên đảo Amami - Oshima ở phía Nam Kyushu. Loại vải này khỏe và bóng. Trong khi đó, vải yuki - tsumugi, sản xuất ở thành phố Yuki, quận Irabaki lại rất bền màu.
Khác với vải dệt chỉ màu, loại vải còn lại bắt đầu bằng việc dệt trắng tấm vải trước khi được vẽ, thêu họa tiết lên hoặc nhuộm bằng kỹ thuật nhuộm thủ công yuzen. Phương pháp này sẽ tạo nên những loại vải đầy màu sắc như loại vải kyoyuzen, được sản xuất ở Kyoto, với những màu sắc tỉ mỉ, chi tiết, rất cuốn hút. Trong khi đó, vải kaga-yuzen, được sản xuất ở thành phố Kanazawa mang nhiều hình ảnh thiên nhiên thực tế.
Có thể thấy vải kimono truyền thống rất khó làm. Điều trớ trêu là số thợ làm vải kimono truyền thống cũng không còn nhiều. Được biết trong các thợ thủ công cao tuổi có 5 phụ nữ hơn 80 tuổi sống tại tỉnh miền núi Niigata. Họ là những cá nhân duy nhất biết cách sử dụng kỹ thuật dệt vải màu bằng chỉ màu. Còn tại Tokyo, Komiya giờ là nghệ nhân duy nhất biết cách thực hiện một hoạt động vẽ trang trí kimono bằng vàng ròng.
Điều may mắn là kỹ thuật riêng của ông đã được Chính phủ ghi nhận. Họ tặng cho ông danh hiệu Báu vật sống quốc gia, nghĩa là tài năng của ông cần được bảo vệ. Với sự trợ giúp của chính phủ, Komiya đã có thể truyền lại kỹ năng của ông, vốn học từ cha đẻ, cho con trai Yasumasa, 54 tuổi. Người con trai cũng đã dạy lại kỹ năng cho hai con của ông này.
Các biện pháp cứu vãn tình thế
Nhằm cứu vãn ngành sản xuất kimono thủ công, những người như Sajiki đã tích cực kêu gọi thế hệ trẻ trân trọng trang phục truyền thống. “Chúng ta cần khuyến khích thêm nhiều thanh niên sử dụng kimono, huấn luyện thêm nhiều nghệ nhân trẻ và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bằng cách bán kimono ra nước ngoài” - ông nói. Thời gian tới, ông đang có kế hoạch khuếch trương sự ủng hộ kimono truyền thống thông qua Tuần lễ Kimono sẽ tổ chức tại Tokyo.
Còn với những người thợ như Yasumasa, cách tốt nhất để bảo vệ bộ trang phục truyền thống là phổ biến những kỹ năng làm kimono thủ công, vốn là bí mật gia truyền. “Điểm quan trọng là ngành công nghiệp kimono phải phát triển và hiện đại hóa để có thể sống sót” - Yasumasa nói - “Nghề thủ công truyền thống thường được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng trong tương lai chuyện này sẽ không còn có thể diễn ra như vậy được nữa”.
Theo Chie Hayakawa, Giám đốc truyền thông Khách sạn Mandarin Oriental - nơi vừa tổ chức các sự kiện liên quan tới kimono truyền thống hồi tuần trước, để tồn tại và tiếp tục phát triển, các nghệ nhân trong nước phải thay đổi, bắt đầu bằng việc tìm kiếm khách hàng ở nước ngoài. “Kimono đẹp mê người, làm từ những loại lụa tốt nhất thế giới” - bà nói - “Nhưng những sản phẩm thủ công này cần được sử dụng rộng rãi trên quy mô quốc tế, với sự hợp tác lớn hơn với các hãng thiết kế thời trang nổi tiếng. Việc này sẽ mở ra nhiều tiềm năng cho kimono truyền thống tồn tại hơn là hiện nay”.
"Shake It Off" (Rũ bỏ hết) phải giúp Taylor Swift đạt được nhiều mục tiêu. Nó phải đánh dấu sự rời khỏi hoàn toàn dòng nhạc đồng quê mà cô đã theo đuổi trong suốt sự nghiệp của mình.
Theo Công an tỉnh Hưng Yên, bán hàng online hay kinh doanh online là hình thức kinh doanh trên mạng internet thông qua các kênh online và mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Zalo… nhờ sự phổ biến rộng rãi của các trang mạng xã hội để quảng bá, trưng bày các sản phẩm.
Ngày 20/4, tàu vũ trụ Soyuz MS-26 mang theo một phi hành gia người Mỹ và 2 phi hành gia người Nga đã hạ cánh an toàn xuống vùng thảo nguyên của Kazakhstan, kết thúc sứ mệnh kéo dài 220 ngày trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Trong dịp Tết cổ truyền Choul Chnam Thmey năm 2025 kéo dài trong 3 ngày, từ ngày 14-16/4, Campuchia đã đón gần 24 triệu lượt du khách trong nước và quốc tế, đánh dấu mức tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xác lập kỷ lục mới về số lượt du khách tới thăm đất nước Chùa Tháp trong dịp Tết cổ truyền.
XSMB 20/4: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật ngày 20/4/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Ngày 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình “Đối thoại về các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực âm nhạc”.
Dịp lễ Phục sinh năm nay, khách sạn Amigo tại thủ đô Brussels của Bỉ trở thành điểm hẹn đặc biệt cho giới yêu thích nghệ thuật và sôcôla, với sự trở lại của triển lãm “Bel’œuf” (tạm dịch: Những quả trứng xinh đẹp). Đây là sự kiện tôn vinh tài năng của 35 nghệ nhân sôcôla hàng đầu của Bỉ qua những tác phẩm trứng Phục sinh.
Tỉnh Đắk Lắk đang tổ chức ý kiến nhân dân về Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Việc lấy ý kiến cử tri đại diện từng hộ gia đình diễn ra từ ngày 18/4 đến nay, theo hình thức phát phiếu tại cuộc họp lấy ý kiến ở thôn, buôn, tổ dân phố hoặc phát phiếu cho từng hộ gia đình.
Diễn ra tối 19/4 tại Tây Ninh, "Ký ức để lại" không chỉ là chương trình nghệ thuật chính luận hoành tráng mà còn cho thấy những sáng tạo có chiều sâu từ lòng tự hào và ý thức công dân của thế hệ nghệ sĩ trẻ.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 20/4 cho biết nước này sẽ nhấn mạnh “sự công bằng” trong bất kỳ cuộc thảo luận nào với Mỹ về tỷ giá hối đoái, trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại song phương đang thu hút sự chú ý toàn cầu khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan cứng rắn.
Bên lề Hội chợ Du lịch quốc gia thường niên Malaysia (MATTA Fair) lần thứ 56, ông Hoàng Minh Trí - Trưởng Chi nhánh hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines tại Malaysia - đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về những nỗ lực tích cực của hãng trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam tươi đẹp đến bạn bè quốc tế.
80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng” (khoảng 4,5 giờ sau khi phát hiện triệu chứng), nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ”.
Có một nghề mà nay tuyệt chủng. Một nghề nằm giữa nông thôn và phố thị. Không đi cấy nhưng gắn với nông thôn, không phải nhà buôn mà luôn gắn với chợ búa. Đó là nghề "hàng xay hàng xáo".
Tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh vừa công diễn vở nhạc kịch học sinh "The Enchanted Crossbow" (Chiếc nỏ thần) lấy cảm hứng từ truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy.