23/01/2017 23:49 GMT+7 | Thế giới
Đây là một Nghị quyết chưa có tiền lệ, nhằm tạo tiền đề cho việc hoàn thiện cơ sở pháp lý để xử lý các vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức , khi đã về hưu hoặc đã ra khỏi bộ máy Nhà nước; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân; tạo sự công bằng, bình đẳ ng trước pháp luật đối với mọi công dân .
Ông Vũ Huy Hoàng. Ảnh: TTXVN
Trong nhiều năm qua, việc một số cán bộ, công chức, người có chức có quyền dù mắc sai lầm, khuyết điểm thậm chí vi phạm pháp luật, về hưu được xem như là cách “ hạ cánh an toàn ”.Không ít trường hợp cán bộ phạm khuyết điểm đã bị kỷ luật bằng hình thức cho về hưu sớm.
Vì vậy, việc về hưu đã không chỉ là chế độ với người lao động khi đến tuổi mà đôi khi là một hình thức kỷ luật với người này, là cách thoái thác trách nhiệm của người kia. Rằng, một khi đã về hưu, mọi chuyện xem ra đã mặc nhiên được phán quyết. Điều đó không chỉ tạo ra một lỗ hổng trong việc truy cứu trách nhiệm đối với người đã vi phạ m mà còn tạo nên “môi trường” trố n tránh an toàn đối với người mắc sai phạm, khuyết điể m sau khi về hưu hoặc ra khỏi biên chế công chức, viên chức .
Có lẽ “mảnh đất” hưu trí “an toàn” là vậy nên không ít người có chức có quyền sau khi về hưu đã lập tức xây nhà như dinh thự, có những phát ngôn không chuẩn mực gây sự hoài nghi trong nhân dân ; đưa ra những ý tưởng không mang tính khả thi, vô trách nhiệm; tác động tiêu cự c đối với dư luận xã hội. Cũng vì vùng “an toàn” của hưu trí nên đã sinh ra tình trạng “hoàng hôn nhiệm kỳ”, lợi ích nhóm với hệ quả là hàng loạt cán bộ đã được bổ nhiệm gấp gáp vào cuối nhiệm kỳ, những “dự án ngàn tỷ” đắp chiếu gây thiệt hại vô cùng to lớn cho tiền của Nhà nước. \
Rõ ràng là một số người có chức thoái hóa, biến chấ t đã lợi dụng chế độ hưu trí để làm nhiều việc không phù hơp với đạo đức, lối sống gương mẫu của người đứng đầu, hòng làm rối l o ạ n kỷ cương, phép nước.
Việc lâu nay chưa có chế tài xử phạt những người về hưu đã là một lõ hổng lớn trong cuộc đấu tranh phòng chố ng tham nhũng. Tất cả những hiện tượng đó đã gây bức xúc dư luận; là biểu hiện rõ nhất của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, là những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra.
Từ lâu, nhân dân đã mong mỏi Nhà nước ta có các điều luật để chế tài, xử phạt những người dù đã về hưu nhưng khi tại chức thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Chính những cán bộ có chức có quyền như vậy đã làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người cán bộ, đảng viên, lãnh đạo, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với cán bộ công chức và cơ quan công quyền.
Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết 344 đã đáp ứng lòng mong mỏi đó của nhân dân. Với Nghị quyế t này, nhiều vụ việc đang gây bức xúc dư luận, thu hút sự chú ý của người dân sẽ được xử lý triệt để .
Điều đó cũng yêu cầu cán bộ công chức nắm giữ cương vị lãnh đạo phải chịu trách nhiệm đến cùng về các quyết định của mình khi tại chức. Tình trạng “hoàn g hôn nhiệm kỳ”, lợi ích nhóm khi đương chức, sự vô tổ chức khi đã về hưu sẽ được chặn đứng. Công bằng xã hội và bình đẳng trước pháp luật sẽ được tăng cường; những vụ tham ô, tham nhũng sẽ được giảm bớt, theo đó, tài sản quốc gia sẽ được quản lý và sử dụng với tinh thần trách nhiệm cao hơn và hiệu quả hơn. Nghị quyết này sẽ là sự cảnh tỉnh nghiêm khắc cho bất cứ ai khi nắm giữ các vị trí quản lý, lãnh đạo cần phải làm việc với tinh thầ n thượng tôn pháp luật; rằng dù về hưu hay ra khỏi bộ máy Nhà nước cũng không thể trố n tránh được trách nhiệm đối với các hành vi và các quyết định của mình khi tại chức .
Đó cũng là khởi đầu một quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý cực kỳ quan trọng để xử lý các vụ việc gây bức xúc xã hội của một số người đã về hưu ; sẽ tạo nên một xung lực mới và độ “bao phủ” toàn diện cho cuộc đấu tranh phòng chố ng tham nhũng hiện nay.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất