23/09/2015 23:52 GMT+7 | Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) - Sau vụ sập biệt thự Pháp cổ ở 107 Trần Hưng Đạo, dư luận cảnh báo nhiều công trình kiến trúc kiểu Pháp cổ tại Hà Nội đang trở nên cũ nát, xuống cấp khi đã hết niên hạn sử dụng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của HĐND thành phố, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo đơn vị chức năng rà soát toàn bộ quỹ nhà biệt thự trên địa bàn và hiện số lượng biệt thự sau khi rà soát tổng thể có khoảng 1.500 nhà, được phân loại, sắp xếp theo từng nhóm I, II, III. Từng nhóm nhà lại có quy định cụ thể để thực hiện việc bảo tồn.
Vậy, liệu có mâu thuẫn giữa bảo tồn và bảo đảm an toàn khi hầu hết công trình có tuổi đời lớn, ông Dũng cho biết, quỹ nhà này cơ bản phải giữ nguyên hiện trạng. Việc tôn tạo, bảo tồn là do Nhà nước và tổ chức, cá nhân cùng thực hiện.
Quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước thì Nhà nước phải làm, nhưng nhà thuộc sơ hữu của tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân phải cùng tham gia với Nhà nước. Tất nhiên, tổ chức, cá nhân thực hiện bảo tồn sẽ phải tuân thủ theo các quy định của Nhà nước.
Song, với nhà nguy hiểm cấp độ D, chủ đầu tư phải di dời, lập dự án phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại. Trường hợp buộc phải xây dựng lại do không bảo đảm chất lượng, nếu là nhà nhóm I và II, công trình xây dựng lại phải đúng nguyên trạng biệt thự cũ. Cụ thể, nhà 107 Trần Hưng Đạo thuộc nhóm II.
Đồ họa: TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất