Sai phạm trong thi THPT Quốc gia: Không có vùng cấm, xử lý đúng người, đúng tội

01/08/2018 20:20 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Khi phát hiện sai phạm, các địa phương sẽ phối hợp với phía công an để xử lý nghiêm, không có vùng cấm nên bất cứ cá nhân nào sai phạm cũng sẽ bị xử lý nghiêm.

Chiều ngày 1/8, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 7/2018. Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp.

Ngay đầu phiên họp, vấn đề giáo dục đã làm “nóng” hội trường khi có tới 4 câu hỏi được đặt ra cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Các câu hỏi tập trung về việc xảy ra sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia tại một số tỉnh. 

Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, các đơn vị đang vào cuộc quyết liệt, đặc biệt là sự vào cuộc của đơn vị A71 (Bộ Công an) và các cơ quan chức năng, mang các thiết bị hiện đại để khôi phục dữ liệu gốc ở Sơn La. Bộ sẽ có giải pháp phù hợp khi có kết luận.

Chú thích ảnh
Họp báo thường kỳ tháng 1/8/2018. Ảnh:H.V

Bên cạnh đó, ông Độ cho biết, các địa phương sẽ chấm thẩm định, kết quả thẩm định được coi là kết quả cuối cùng. Nếu phát hiện trường hợp sai phạm, các địa phương sẽ phối hợp với các đơn vị công an xử lý theo hướng không có vùng cấm, xử lý nghiêm sai phạm, những cá nhân sai phạm cũng sẽ bị xử lý nghiêm. 

Về việc cải cách thi cử trong năm tới, Thứ trưởng Độ cho biết, Bộ GD&ĐTđã đưa ra 4 nội dung. Thứ nhất là rà soát lại quy trình thi cử để hoàn thiện. Thứ hai là nâng cao nghiệp vụ thi, phẩm chất nhà giáo, quy trình đúng mà còn người sai sẽ xảy ra sai phạm.

Thứ ba là hoàn thiện hệ thống phần mềm,  để nếu ai đó có ý đồ xấu cũng khó thực thiện được. Thứ tư là hướng tới chấm theo cụm thi, chấm chéo theo các tỉnh để tránh tiêu cực.

Về vấn đề này, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết thêm, các vụ việc tiêu cực trong thi THPT Quốc gia ở một số địa phương đang được tích cực điều tra, xử lý. Trong phiên họp Chính phủ, vấn đề này cũng được đặt ra. Những vụ việc tiêu cực trong thi cử ở Hà Giang, Sơn La… đã gây ảnh hưởng không tốt tới niềm tin xã hội.

Do vậy, Thủ tướng đã nêu 3 vấn đề. Trong đó, trước mắt cương quyết yêu cầu điều tra, xem xét, xử lý đúng người, đúng tội, triệt để, lấy lại lòng tin của người dân.

Thủ tướng đã giao cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ rà soát lại cách thức tổ chức thi, việc tự chủ của các trường… để báo cáo Chính phủ. Để việc thi thực chất, đổi mới giáo dục toàn diện.

Ngoài ra, theo ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, chúng ta đã tổ chức thi THPT Quốc gia từ năm 2015, có giao quyền tự chủ cho các trường đại học, trung học chuyên nghiệp. Đề thi THPT Quốc gia năm 2017 được đánh giá là dễ, tới năm 2018 là cho là khó và đã phát sinh các vấn đề như vừa qua.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, việc thi THPT không chỉ để thí sinh tốt nghiệp mà còn xét vào đại học nên cần làm nghiêm minh tuy nhiên vẫn còn nhiều sơ hở nên Chính phủ sẽ cương quyết xử lý.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhận trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về những vụ việc tiêu cực trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua. 

H.V/Báo Tin Tức

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Không vì sai phạm mà phủ nhận toàn bộ kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Không vì sai phạm mà phủ nhận toàn bộ kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia

Về Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018 và việc xử lý tiêu cực trong khâu chấm thi ở một số địa phương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã thẳng thắn nhận trách nhiệm; đồng thời khẳng định, sẽ xử lý nghiêm các sai phạm nhưng không vì sai phạm này mà phủ nhận toàn bộ kết quả của kỳ thi.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link