Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Người Hàn Quốc mong muốn trải nghiệm đi tàu hỏa tới Việt Nam

27/02/2019 14:26 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Hãng thông tấn Yonhap đưa tin sau hàng chục năm căng thẳng với Triều Tiên, người Hàn Quốc đã quen với việc sử dụng máy bay khi đi nước ngoài, trong khi hàng hóa phải dựa vào các tuyến vận tải đường biển và đường không, giống như một hòn đảo biệt lập.

Khám phá hành trình bằng tàu hỏa của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un

Khám phá hành trình bằng tàu hỏa của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã tới thành phố Hành Dương và sẽ tới Ga Đồng Đăng vào sáng 26/2, trong hành trình bằng tàu hỏa tới Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 với ông Donald Trump

Vì vậy, nhiều người đã tỏ ra bất ngờ và thích thú khi biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Kim Châng Un) đi tàu hỏa tới Việt Nam để tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn lời anh Jung Min-ho (Chung Min Hô), công dân Hàn Quốc, nhấn mạnh chuyến đi của Chủ tịch Triều Tiên nhắc người Hàn Quốc rằng đất nước họ vẫn là một phần của lục địa châu Á. Nếu Triều Tiên mở hệ thống đường sắt, người dân Hàn Quốc cũng có thể đi tàu đến Việt Nam như nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, thậm chí là tới những đất nước xa xôi ở châu Âu. 

Chú thích ảnh
Đoàn tàu chở Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un rời nhà ga Bình Nhưỡng (Triều Tiên) ngày 23/2/2019 để đến Hà Nội dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Theo anh Jung, Hàn Quốc có đủ nguồn lực để xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ cao đẳng cấp thế giới, người dân nước này cũng có nhu cầu lớn trong việc giao thương và du lịch nước ngoài. Giấc mơ kết nối Hàn Quốc với phần còn lại của thế giới bằng đường bộ không còn quá xa vời, nhất là khi nhà lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (Mun Chê In) đang hợp tác để kết nối mạng lưới tàu hỏa ở phía Đông và Tây bán đảo Triều Tiên. 

Điều duy nhất đang ngăn trở tiến trình này là các lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Bình Nhưỡng. Nhiều người kỳ vọng các biện pháp cấm vận nghiêm ngặt của Mỹ sẽ được gỡ bỏ nếu nhà lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Mỹ đạt thỏa thuận mang tính bước ngoặt tại Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội. 

Tuần trước, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump, Tổng thống Hàn Quốc cho biết Seoul sẵn sàng triển khai những dự án đường sắt và kinh tế với Bình Nhưỡng, bao gồm mở cửa trở lại khu công nghiệp chung Kaesong, nơi có 120 công ty Hàn Quốc hoạt động trước khi bị đóng cửa năm 2016 do căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. 

Khi mạng lưới đường sắt Triều Tiên và Hàn Quốc kết nối, chúng sẽ sớm được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, giúp cắt giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp Hàn Quốc. Cơ sở hạ tầng mới cũng giúp Bình Nhưỡng phát triển kinh tế, trong bối cảnh nước này đang vận hành hệ thống đường sắt cũ, không được hiện đại hóa từ giữa những năm 50 thế kỷ trước. 

Chính phủ Hàn Quốc đã hoàn tất cuộc khảo sát sơ bộ với mạng lưới đường ray ở Triều Tiên hồi tháng 12 năm ngoái. Bộ trưởng Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc Kim Hyun-mi (Kim Hiêng Mi) khẳng định dự án kết nối đường sắt sẽ là chất xúc tác để thúc đẩy thịnh vượng ở hai miền Bán đảo Triều Tiên.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link