Con tôi có bị đánh đập ở nhà trẻ?

17/12/2013 13:56 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Là người mẹ với hai con (cháu lớn 3 tuổi, cháu nhỏ 1 tuổi) đều đang học ở các nhà trẻ, tôi đã bật khóc khi xem clip các bảo mẫu bạo hành trẻ.

Khóc vì thương các cháu trong clip. Khóc vì lo con mình lúc này đang ở trên lớp. Và khóc vì bất lực trước guồng quay công việc không làm ta ở bên những đứa trẻ mỗi ngày.

Chúng ta cứ làm, làm mãi. Chúng ta luôn tự nhủ nỗ lực thật nhiều cho tương lai con cái. Chúng ta sẵn sàng hi sinh mọi sở thích cá nhân để con cái được học nhạc, học tiếng Anh, học vẽ... để sau này chúng có một tâm hồn đẹp và đôi tay tài hoa.

Nhưng khi xem xong clip bảo mẫu bạo hành trẻ rùng mình tại TP. HCM, tôi sửng sốt nhận ra: Chúng ta không thể xây tương lai tươi sáng cho con em khi hiện tại, những cuộc đánh đập vẫn diễn ra thường xuyên, những vết sẹo tâm hồn này sẽ theo bọn trẻ tới hết cuộc đời. ...

Hơn thế, đây không phải vụ bạo hành đầu tiên bị báo chí phanh phui. Trước đó là bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa ở Đồng Nai; bảo mẫu Lê Thị Vi ở Bình Thuận; bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ ở TP. HCM... Cứ thi thoảng dư luận lại dậy sóng, rồi sóng lại rút để lại bờ biển dặt rác rưởi của sự lãng quên. Một vài lời xin lỗi được đưa ra. Cùng với nó là dăm ba hình thức xử lý những người trực tiếp bạo hành. Không hơn.

Nhìn lại những vụ bạo hành tôi phát hoảng. Còn bao nhiêu nhà trẻ trở thành địa ngục tuổi thơ với các bé đang bị phanh phui? Còn biết bao nhiêu tử thần vẫn núp bóng bảo mẫu? Còn bao nhiêu đứa trẻ (trong đó có con cháu chúng ta) đang là bao cát, bị bông của đám người kia?

Tôi không biết. Chỉ chắc rằng, còn rất nhiều. Và con em của bất cứ ai trong chúng ta đều có thể là nạn nhân của cái gọi là “nhà trẻ” khủng khiếp ấy.

“Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Chúng ta luôn tin con em mình là những thiên thần trong sáng nhất. Các cháu là những con người mang nhiều giá trị tốt đẹp nhất. Nhưng trong một hệ thống “bạo hành”, các em cũng bị đánh tráo chân giá trị. Cụ thể, trong clip quay cảnh bảo mẫu Lê Thị Đông Phương, Nguyễn Thị Điều ở TP. HCM, đau vì các em bị bạo hành không thương tiếc 1, đau vì các em khác tỉnh queo ăn trong lúc bạn bị đánh đập 10.

Con em chúng ta sẽ phát triển sao khi nhìn bạo lực nhiều tới hóa quen? Chúng sẽ lớn sao nếu việc thờ ơ với nỗi đau của đồng loại được hình thành từ tấm bé? Đây cũng là lý do giải thích tại sao những “hôi bia”, thờ ơ với tai nạn lan tràn...

Trước đây, tôi nghĩ mình sẽ tìm những ngôi trường tốt nhất, những giáo viên tốt nhất cho con mình. Để chúng có đầy đủ đức tài làm neo đậu của những tháng ngày sau này của chúng tôi. Nhưng ước vọng ấy đã bị méo mó và hư ảo theo hành động “bóp đầu”, “bẻ cổ” của cô Phương và cô Điều.

Viết xong những dòng này, vừa lúc công sở tan giờ làm. Việc đầu tiên tôi nghĩ trong đầu lúc này là tới nhà trẻ, mang 2 đứa nhỏ về nhà. Các cháu cần an trú.

Ngày mai, tôi sẽ bàn với chồng, cố gắng lo để con tôi không phải học mầm non tư thục nữa. Hết bao nhiêu tôi cũng cố.

Nguyễn Thị Oanh (Long Biên, Hà Nội)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link