Xây dựng sản phẩm du lịch từ tín ngưỡng thờ Mẫu

25/02/2025 07:23 | Du lịch
Công Bắc

Trong bối cảnh du lịch tâm linh nở rộ, việc xây dựng sản phẩm du lịch từ sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu đang đặt ra bài toán quan trọng: Làm thế nào để vừa bảo tồn giá trị nguyên bản của di sản, vừa giúp nó thích nghi với đời sống đương đại?

Đây cũng là một trong những nội dung chính tại tọa đàm Phát huy giá trị truyền thống của đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng của người dân Tuyên Quang được UBND TP Tuyên Quang tổ chức ít ngày trước tại địa phương này.

Tránh cứng nhắc trong bảo vệ di sản

Việc "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" trở thành Di sản thế giới từ năm 2016 đã đặt ra nhiều cách tiếp cận cho bài toán bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Một số phương thức cởi mở như sân khấu hóa, trình diễn nghệ thuật, xây dựng các sản phẩm du lịch tâm linh gắn với sinh hoạt tín ngưỡng đã được triển khai nhằm đưa di sản lan tỏa trong cộng đồng, đến gần hơn với công chúng.

Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn tồn tại những quan điểm khắt khe về bảo vệ tính nguyên bản của tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhiều người cho rằng di sản này cần được gìn giữ trong không gian thờ tự truyền thống và phản đối mạnh mẽ các hình thức thực hành bị xem là sai lệch hoặc không phù hợp. Quan điểm này còn dựa trên các quy định từng có trong Luật Di sản văn hóa, cùng với những nghị định, thông tư liên quan, trong đó nhấn mạnh việc không tùy tiện đưa di sản ra khỏi không gian thờ tự.

Xây dựng sản phẩm du lịch từ tín ngưỡng thờ Mẫu - Ảnh 1.

Nghi thức rước Mẫu tại Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2024

Trước thực tế này, PGS-TS Bùi Hoài Sơn (Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội) cho biết: Năm 2024, Quốc hội vừa thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có nhiều tranh luận xoay quanh đến vấn đề này. Trước đó, dự thảo luật từng nghiêm cấm mọi hình thức biến tướng hay tạo ra sản phẩm phái sinh từ di sản văn hóa. Tuy nhiên, sau nhiều tranh luận, điều khoản này đã được loại bỏ.

Theo ông Sơn, bảo vệ di sản văn hóa có nhiều cách khác nhau. Việc giữ gìn nguyên vẹn là cần thiết để tránh việc thế hệ sau hiểu sai thông điệp của cha ông, dẫn đến bóp méo giá trị gốc. Nhưng đồng thời, cũng cần có cách tiếp cận linh hoạt, giúp di sản thích nghi với đời sống đương đại, không để giới trẻ dần xa rời di sản, và làm nó mất đi sức sống.

"Hiện nay, chúng ta cho phép một số hình thức trình diễn trong khuôn khổ nhất định, miễn là không làm tổn hại đến giá trị cốt lõi, tính thiêng của nghi lễ" - ông Sơn dẫn chứng - "Những yếu tố văn hóa tín ngưỡng có thể được đưa vào sân khấu, làm chất liệu cho âm nhạc, múa hát, giống như cách một số nghệ sĩ như Hoàng Thùy Linh, Hà Myo đã thực hiện".

Đặc biệt, PGS-TS Bùi Hoài Sơn còn nhấn mạnh: Một trong những đặc trưng của văn hóa dân gian là tính dị bản - sự biến đổi, thích nghi theo thời gian và không gian. Điều này khiến chúng ta khó xác định một cách tuyệt đối đâu là "gốc", đâu là "không gốc".

"Mọi sự so sánh trong văn hóa đều khập khiễng. Khi UNESCO ghi danh một di sản văn hóa phi vật thể, điều đó không có nghĩa là công nhận nó ở tầm cao hơn các di sản khác, mà chỉ ghi nhận nó là một giá trị mang tính đại diện cho cộng đồng. Hiểu được những triết lý này, chúng ta sẽ có cách thực hành và bảo vệ di sản văn hóa linh hoạt, tránh sự cứng nhắc, cố chấp" - ông Sơn nói.

Hướng tới những sản phẩm du lịch chất lượng

Theo các chuyên gia, việc đảm bảo tính linh hoạt trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu, là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nhiều cộng đồng nắm giữ di sản đã và đang tiếp cận theo hướng xây dựng các sản phẩm du lịch, coi đây là một giải pháp hiệu quả để vừa bảo tồn di sản, vừa khai thác giá trị nhằm thúc đẩy du lịch văn hóa bền vững, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xây dựng sản phẩm du lịch từ tín ngưỡng thờ Mẫu - Ảnh 2.

Tọa đàm “Phát huy giá trị truyền thống của đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng của người dân Tuyên Quang”

Thực tế, mô hình kết hợp giữa bảo tồn di sản và phát triển du lịch đang được nhiều địa phương khai thác, trong đó Tuyên Quang là một ví dụ điển hình. Với lợi thế về tín ngưỡng thờ Mẫu cùng hệ thống di sản văn hóa phong phú, Tuyên Quang đang từng bước khai thác hiệu quả các giá trị này để tạo dựng những sản phẩm du lịch tâm linh hấp dẫn.

Đơn cử, hằng năm, có nhiều tour du lịch tâm linh kết nối du lịch TP Tuyên Quang: Từ trung tâm thành phố - đền Hạ, đền Kiếp Bạc - đền Lâm Sơn Linh Từ - đền Thượng - đền Cấm - Thiền viện Trúc Lâm - đền Ghềnh Quýt - đền Cảnh Xanh - đền Mỏ Than - chùa Linh Thông - đền Ỷ La; tuyến du lịch tâm linh từ trung tâm thành phố - đền Hạ, đền Kiếp Bạc - chùa Trùng Quang - đến các điểm di tích và thờ tự của các huyện… tạo ra mùa du lịch tâm linh đầu Xuân rất sôi động.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Vũ Phan (nguyên Quyền Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh Tuyên Quang), sản phẩm du lịch tâm linh của địa phương này dù hình thành từ lâu nhưng lại chưa mang lại nhiều nguồn lợi cho thành phố.

"Thường khách chỉ đi tour 1 ngày là hết các điểm cần đến và không kịp chi tiêu gì nhiều. Trong khi, mục tiêu cuối cùng của người làm du lịch là phải tạo ra nguồn thu nhập từ du khách" - TS Phan đặt vấn đề - "Du lịch tâm linh ở Tuyên Quang được coi là một sản phẩm du lịch của cộng đồng nên vấn đề ở đây là toàn bộ cộng đồng phải liên kết, phối hợp mới có một sản phẩm hoàn chỉnh để cả cộng đồng cùng khai thác, cùng hưởng lợi".

Từ thực tế này, ông Phan cho rằng, du lịch tâm linh ở Tuyên Quang phải tạo ra được sự khác biệt. Trong đó, TP Tuyên Quang phải dựa vào đặc điểm tín ngưỡng bản địa, đó là làm nổi bật đối tượng thờ tại đây là thờ Mẫu Thoải.

"Việc quan trọng nhất là phải xây dựng được sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng, hoàn chỉnh. Rất may, hiện chúng ta đã có Lễ hội rước Mẫu đền Hạ, được khôi phục từ năm 2007 là hạt nhân của sản phẩm du lịch này, thời gian diễn ra gần 1 tuần" - ông Phan phân tích - "Nhưng hoạt động của du khách hiện chỉ dừng lại ở việc thắp hương cầu cúng, tham gia tế lễ tại các đền. Như vậy rất đơn điệu. Điều này bắt buộc chúng ta phải nghĩ tới việc làm phong phú hơn các hoạt động chính, phụ, bên lề để mở rộng biên độ hoạt động và chi tiêu của du khách".

Để xây dựng một sản phẩm du lịch bền vững cho Tuyên Quang, chuyên gia này cũng đề xuất ý tưởng về việc tổ chức đám rước Mẫu từ đền Thượng về đền Hạ bằng đường sông.

Việc rước Mẫu trên sông sẽ mang lại một không gian đẹp, hoành tráng, có điều kiện để các hoạt động 2 bên bờ sông phát triển. Có một khu vực đủ lớn để đặt các kiệu, xung quanh là các thuyền đua của các phường, ngoài ra là một số thuyền hát văn, bát âm, hội đồng văn… trên sông, hình ảnh đó sẽ có sức quảng bá rất lớn cho du lịch. Sông về đêm còn có thể tổ chức thả hoa đăng, thi đèn lồng đẹp, tổ chức hát văn trên thuyền, trên bến sông, tại cửa đền. Dọc bờ sông tổ chức các trò chơi dân gian, thể thao dân tộc… Hơn thế, ở 2 bờ sông Lô lung linh các loại đèn, hoa, có thể kể những câu chuyện truyền thuyết bằng âm nhạc và ánh sáng trên mặt sông.

Theo ông Phan, việc tổ chức đám rước trên sông, cùng với rước trên bộ từ đền Ỷ La về đền Hạ sẽ mở ra không gian sôi động trên bến, dưới thuyền và trở thành một điểm nhấn quan trọng cho du lịch tâm linh đầu năm của TP Tuyên Quang. 

Tọa đàm được tổ chức trước thềm Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025 sẽ diễn ra từ 9/3 đến 15/3 ở TP Tuyên Quang, tại các di tích này.

Tin cùng chuyên mục

Hoa Anh đào níu chân du khách tại “Vườn thế giới” ở Berlin

Hoa Anh đào níu chân du khách tại “Vườn thế giới” ở Berlin

Nước Đức được xem là một trong những quốc gia có nhiều điểm ngắm hoa anh đào đẹp và nổi tiếng, trong đó "Vườn Thế giới" tại Berlin là một địa chỉ không thể bỏ qua đối với bất kỳ du khách nào muốn thưởng ngoạn loài hoa có xuất xứ từ đất nước "Mặt trời mọc" này.

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, Nam Định

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, Nam Định

Từ ngày 5 đến 7/4/2025 (7-9/3 Âm lịch), Lễ hội làng nghề phở Vân Cù diễn ra tại xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Lễ hội nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan toả khắp mọi miền Tổ quốc.

Phú Thọ: Mãn nhãn với cuộc đua bơi chải trên hồ Công viên Văn Lang

Phú Thọ: Mãn nhãn với cuộc đua bơi chải trên hồ Công viên Văn Lang

Trong khuôn khổ các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa, du lịch - Đất Tổ năm 2025, sáng 6/4, Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa Du lịch - Đất Tổ 2025 tổ chức Hội thi bơi chải mở rộng trên hồ công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ).

Du khách nườm nượp khám phá Hà Giang dịp Giỗ tổ Hùng Vương

Du khách nườm nượp khám phá Hà Giang dịp Giỗ tổ Hùng Vương

Ngày 5/4, hàng chục nghìn du khách trong và ngoài nước về Hà Giang dịp nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương, tạo đà cho ngành du lịch tỉnh phát triển sôi động, với lượng khách tăng mạnh.

Sàn giao dịch việc làm ngành du lịch tuyển dụng hàng ngàn vị trí, việc làm và thực tập

Sàn giao dịch việc làm ngành du lịch tuyển dụng hàng ngàn vị trí, việc làm và thực tập

Sáng 4/4, Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Du lịch Thành phố tổ chức “Sàn giao dịch việc làm ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025”.

Đà Nẵng đón chuyến bay thẳng đầu tiên từ Almaty - Kazakhstan

Đà Nẵng đón chuyến bay thẳng đầu tiên từ Almaty - Kazakhstan

TP Đà Nẵng vừa đón chuyến bay thuê chuyến (charter) đầu tiên khởi hành từ Almaty, Kazakhstan, ghi dấu mốc quan trọng trong việc mở rộng kết nối du lịch giữa khu vực Trung Á và miền Trung Việt Nam.

Hàn Quốc giảm quy mô lễ hội hoa anh đào ở Seoul do tình hình chính trị trong nước

Hàn Quốc giảm quy mô lễ hội hoa anh đào ở Seoul do tình hình chính trị trong nước

Lễ hội hoa Xuân 2025 ở công viên Yeouido, nơi ngắm hoa anh đào nổi tiếng ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, đã được dời lịch tổ chức từ ngày 4/4 sang ngày 8/4, do Tòa án Hiến pháp dự kiến ra phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol trong ngày 4/4.

Hoa gạo nở rộ bên ngôi chùa cổ ở Ninh Bình

Hoa gạo nở rộ bên ngôi chùa cổ ở Ninh Bình

Tại chùa Bích Động, một ngôi chùa cổ 600 năm tuổi thuộc Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình những ngày này thu hút rất đông du khách tới thăm quan. Đặc biệt, cây hoa gạo đang mùa nở rộ ngay phía bên trái cây cầu dẫn vào ngôi chùa cổ đã để lại nhiều ấn tượng với du khách.

Tin mới nhất

Hoa Anh đào níu chân du khách tại “Vườn thế giới” ở Berlin

Hoa Anh đào níu chân du khách tại “Vườn thế giới” ở Berlin

Nước Đức được xem là một trong những quốc gia có nhiều điểm ngắm hoa anh đào đẹp và nổi tiếng, trong đó "Vườn Thế giới" tại Berlin là một địa chỉ không thể bỏ qua đối với bất kỳ du khách nào muốn thưởng ngoạn loài hoa có xuất xứ từ đất nước "Mặt trời mọc" này.

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, Nam Định

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, Nam Định

Từ ngày 5 đến 7/4/2025 (7-9/3 Âm lịch), Lễ hội làng nghề phở Vân Cù diễn ra tại xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Lễ hội nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan toả khắp mọi miền Tổ quốc.

Phú Thọ: Mãn nhãn với cuộc đua bơi chải trên hồ Công viên Văn Lang

Phú Thọ: Mãn nhãn với cuộc đua bơi chải trên hồ Công viên Văn Lang

Trong khuôn khổ các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa, du lịch - Đất Tổ năm 2025, sáng 6/4, Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa Du lịch - Đất Tổ 2025 tổ chức Hội thi bơi chải mở rộng trên hồ công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ).

Du khách nườm nượp khám phá Hà Giang dịp Giỗ tổ Hùng Vương

Du khách nườm nượp khám phá Hà Giang dịp Giỗ tổ Hùng Vương

Ngày 5/4, hàng chục nghìn du khách trong và ngoài nước về Hà Giang dịp nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương, tạo đà cho ngành du lịch tỉnh phát triển sôi động, với lượng khách tăng mạnh.

Sàn giao dịch việc làm ngành du lịch tuyển dụng hàng ngàn vị trí, việc làm và thực tập

Sàn giao dịch việc làm ngành du lịch tuyển dụng hàng ngàn vị trí, việc làm và thực tập

Sáng 4/4, Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Du lịch Thành phố tổ chức “Sàn giao dịch việc làm ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025”.

Đà Nẵng đón chuyến bay thẳng đầu tiên từ Almaty - Kazakhstan

Đà Nẵng đón chuyến bay thẳng đầu tiên từ Almaty - Kazakhstan

TP Đà Nẵng vừa đón chuyến bay thuê chuyến (charter) đầu tiên khởi hành từ Almaty, Kazakhstan, ghi dấu mốc quan trọng trong việc mở rộng kết nối du lịch giữa khu vực Trung Á và miền Trung Việt Nam.

Hàn Quốc giảm quy mô lễ hội hoa anh đào ở Seoul do tình hình chính trị trong nước

Hàn Quốc giảm quy mô lễ hội hoa anh đào ở Seoul do tình hình chính trị trong nước

Lễ hội hoa Xuân 2025 ở công viên Yeouido, nơi ngắm hoa anh đào nổi tiếng ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, đã được dời lịch tổ chức từ ngày 4/4 sang ngày 8/4, do Tòa án Hiến pháp dự kiến ra phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol trong ngày 4/4.

Hoa gạo nở rộ bên ngôi chùa cổ ở Ninh Bình

Hoa gạo nở rộ bên ngôi chùa cổ ở Ninh Bình

Tại chùa Bích Động, một ngôi chùa cổ 600 năm tuổi thuộc Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình những ngày này thu hút rất đông du khách tới thăm quan. Đặc biệt, cây hoa gạo đang mùa nở rộ ngay phía bên trái cây cầu dẫn vào ngôi chùa cổ đã để lại nhiều ấn tượng với du khách.

Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Ẩm thực Ninh Thuận

Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Ẩm thực Ninh Thuận

UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức "Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Ẩm thực Ninh Thuận năm 2025" với chủ đề: "Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt".

Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh: Ưu đãi đa dạng tour văn hóa - lịch sử Sài Gòn

Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh: Ưu đãi đa dạng tour văn hóa - lịch sử Sài Gòn

Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 21 năm 2025 đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của doanh nghiệp du lịch - lữ hành với đa dạng hoạt động ưu đãi.

90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link